Tập và Lý tranh nhau đi thị sát thiên tai với những mưu đồ chính trị khác nhau

24/08/20, 13:23 Trung Quốc

Trung Quốc đang phải hứng chịu trận lũ lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay, mực nước đã chạm đến chân của bức Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, đây là điều xưa nay rất hiếm thấy. Trong dân gian cũng lưu truyền câu nói “Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn”. Điều này đã khiến cho dân chúng cảm thấy rất bất an. 

Tập – Lý tranh nhau thị sát thiên tai ẩn giấu ‘mưu đồ chính trị’ phía sau. (Ảnh: TH)

Trận lũ này cũng làm cho cuộc chiến tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổi lên bề mặt. Gần đây, Tập Cận Bình cùng Lý Khắc Cường bôn ba đi khắp nơi, tranh nhau thị sát tình hình thiên tai, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đưa tin về hai người rất khác nhau, gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận.

Bức Lạc Sơn Đại Phật nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là sông Dân, Đại Độ và Thanh Y ở miền Nam tỉnh Tứ Xuyên, gần đây do mực nước sông tăng vọt đã khiến bàn chân của bức tượng Phật bị ngập lụt. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra kể từ năm 1949.

Một cư dân mạng đã đăng tải bức ảnh về bàn chân của Đại Phật  trên Twitter và nói rằng: “Tôi đã làm phóng viên điều tra ở Tứ Xuyên được 10 năm, cộng với 3 năm làm phóng viên độc lập. Tôi không phải là một người mê tín, nhưng mấy ngày nay, tôi đã hơi sốc khi nhìn thấy bức ảnh này. Bởi vì có lần tôi đi công tác đến Lạc Sơn vào năm 2006, một ông lão ở địa phương đã nói với tôi rằng: ‘Đại Phật rửa chân thiên hạ loạn’. Giờ ngẫm lại thấy có chút sợ hãi.”

Mực nước đã chạm đến chân của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, đây là điều xưa nay rất hiếm. (Ảnh: Twitter)

Dòng tweet này đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cư dân mạng: “Cách đây 20 năm, tôi có đến thăm Lạc Sơn Đại Phật, và nghe người dân địa phương nói rằng Đại Phật là không thể rửa chân, hơn nữa lúc họ nói cũng tỏ vẻ sợ hãi”.

“Chẳng trách vì sao lại có một số kênh truyền thông Đại lục đang rầm rộ đưa tin về ‘Những ngón chân của Lạc Sơn Đại Phật lần đầu tiên bị ngập lụt kể từ năm 1949’. Có vẻ như nhiều phóng viên đã biết đến lời tiên đoán này, trong lòng họ cũng đang mong thời vận thay đổi nên đã cố tình ám chỉ như vậy.”

“Thảo nào truyền thông Đảng đưa tin nói rằng, vừa mới triển khai cho nhân viên phòng chống lũ lụt tại địa phương, chất rất nhiều bao cát để bảo vệ cảnh quan. Hóa ra là sợ Đại Phật rửa chân. Tiếc là nước quá lớn, không thể ngăn cản được.”

“Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn. Câu nói này nhắm rất thẳng! Khi đại hồng thủy đến, không phải thiên hạ liền hỗn loạn sao.”

Tập và Lý tranh nhau đi thị sát lũ lụt

Nhiều trận lũ lớn trong năm nay đã gây ra thảm họa nghiêm trọng ở lưu vực sông Dương Tử, đồng thời cũng khiến cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao của ĐCSTQ trở nên gay gắt hơn. Vào ngày 19/8, đỉnh lũ số 5 của sông Dương Tử tràn qua khu vực đô thị Trùng Khánh và khiến trung tâm thành phố bị ngập lụt. Người dân địa phương cho biết, chưa bao giờ thấy trận lũ nào lớn như vậy.

Vào ngày 20/8, mực nước tại Trạm thủy văn Thốn Than tại Trùng Khánh thuộc sông Dương Tử đã đạt mức 191,51 mét, đây là mực nước cao nhất trong vòng 100 năm qua.

Vào ngày 20/8, Trùng Khánh ‘thất thủ’, mực nước tại Trạm thủy văn Thốn Than tại Trùng Khánh thuộc sông Dương Tử đã đạt mức 191,51 mét, cao nhất trong vòng 100 năm qua. (Ảnh: TH)

Cùng ngày, đỉnh lũ số 5 đi qua công trình Tam Hiệp với lưu lượng 75.000 mét khối mỗi giây, đây là đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp đến này. Trước mắt, lần đầu tiên trong lịch sử, đập Tam Hiệp đã mở đến 11 cửa xả lũ, lưu lượng xả lũ lên đến 49.200 mét khối mỗi giây.

Vào sáng ngày 20/8, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có chuyến bay đến Trùng Khánh, sau đó ông đến thị sát tại thôn Song Bá, nằm ở khu Đồng Nam, góc Tây Bắc của thượng nguồn sông Phù Giang, cách thành phố Trùng Khánh hơn 120 km. Đoạn video trực tiếp được đăng tải trên Internet cho thấy Lý Khắc Cường đang mang đôi ủng, đi trên con đường lầy lội, ông vừa thị sát vừa nói chuyện với dân chúng đang cầm xẻng dọn dẹp bùn lắng.

Cùng đi thị sát với Lý Khắc Cường còn có thân tín của Tập Cận Bình là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhi.

Lý Khắc Cường nói với những người dân bị thiên tai rằng: “Mọi người có khó khăn gì thì cứ nêu ra, có khó khăn thì cứ nói.”

Có người lập tức trả lời rằng: “Hiện tại không có khó khăn.”

Lý Khắc Cường lại nói: “Hiện tại lũ lụt là …”

Có người vội vàng tiếp lời: “Thiên tai, thiên tai…”

Có cư dân mạng chế giễu: “Muốn biết người đã hét lên ‘thiên tai’ kia là ai? Kẻ giác ngộ này ắt hẳn là có một bàn làm việc ở Trung Nam Hải!”

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thông tin Lý Khắc Cường đi thị sát vùng bị thiên tai ở Trùng Khánh chỉ được công bố trên trang web của Chính phủ Trung Quốc trực thuộc Quốc vụ viện. Mà 2 cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã và Nhân Dân Nhật Báo lại không hề đưa một chút tin tức nào. Ngược lại, vào ngày 18/8, Tập Cận Bình cũng đã đi thị sát huyện Phù Nam, tỉnh An Huy, nơi đây lũ lụt đã tan dần, nhưng lại được báo chí Đảng đưa tin rất rầm rộ.

Trước đó, để bảo vệ Hà Nam và Giang Tô, chính quyền đã cho xả lũ vào tỉnh An Huy, người dân An Huy bị buộc phải chịu đựng thiên tai. Có cư dân mạng chế giễu rằng, ông Tập đến An Huy là để diễn kịch, nói rằng, “Lũ lụt đã đi qua, và mọi người lại tới.”

Điều đáng nói chính là việc thị sát của ông Tập ở An Huy đã làm lộ ra một vụ bê bối. Có cư dân mạng đã phát hiện ra rằng, khi ông Tập gửi lời chia buồn đến một nạn nhân bị hứng chịu thiên tai đang ôm một đứa bé, nhưng người này thực ra là do Diêm Tĩnh, phó đội trưởng Đội an ninh của Cục Công an huyện Phù Nam mặc quần áo cải trang. Ngay sau đó, hình ảnh Diêm Tĩnh mặc đồng phục cảnh sát và đang phát biểu cũng bị lộ trên mạng.

Vụ bê bối trong chuyến khảo sát tại An Huy của Tập. (Ảnh: NTDTV)

Liên quan đến việc Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường thị sát lũ lụt theo kiểu “mỗi người một hướng”, cộng thêm việc các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin không đồng nhất. Tờ “Apple Daily” của Hồng Kông dẫn lời phân tích của Ngô Cường, một học giả chính trị Đại lục nói rằng, điều này phản ánh rằng việc Lý Khắc Cường đi thị sát đã không có được sự phối hợp của bộ phận tuyên truyền và Lý vẫn còn đang ở một vị thế tương đối yếu.

Ngô Cường nói rằng, trên thực tế, dưới cái bóng của Tập Cận Bình, sự xuất hiện của Lý Khắc Cường trên các phương tiện truyền thông chính thức trong 8 năm qua là khá nhạt nhòa. Ông chỉ ra rằng, Tập Lý khác biệt nhau là do đội ngũ kỹ thuật phía sau hai bên không giống nhau, đội ngũ sau lưng mà Tập cần là “màn trình diễn chính trị”, còn Lý thì lại muốn lấy lòng các quan chức và người dân địa phương.

Ngô Cường cho rằng, nhiệm kỳ còn lại của Lý Khắc Cường không còn lâu nữa, ông tin rằng lần này Lý thăm Trùng Khánh là thật sự muốn thị sát tình hình thảm họa, và còn một mục đích khác nữa, đó là Lý muốn thu phục các quan chức địa phương và giành được sự ủng hộ của người dân địa phương.

Theo phân tích của ông Ngô, Lý Khắc Cường vẫn đang duy trì một hình ảnh gần gũi với người dân, điều này ít nhất cho thấy ông đối với ứng cử viên thủ tướng tiếp theo và di sản chính trị là có kỳ vọng. Ông đang nỗ lực theo cách đó, một cuộc đấu tranh để giành được sự ủng hộ của quần chúng, nhưng trong tình hình chính trị hiện tại, Lý Khắc Cường rất khó để có được tiếng nói.

Ngô Cường tin rằng, đây cũng là lý do tại sao Tập và Lý gấp rút đi thị sát sau khi lũ lụt đã xuất hiện 1, 2 tháng rồi. Đồng thời, nó cũng liên quan đến sự ủng hộ của các phe nhóm quan liêu tại  địa phương và đường lối sau này của ông Tập có thể được chu toàn đến đâu.

Năm nay, chính quyền ĐCSTQ đang phải đối mặt với những áp lực nặng nề từ các vấn đề như tình hình dịch bệnh hoành hành, lũ lụt tràn lan, kinh tế suy giảm và sự bao vây của cộng đồng quốc tế. Xung đột giữa Tập và Lý đã dần trở nên công khai, cuộc chiến giữa hai người đã dần dần phát triển thành một cuộc tranh giành quyền lực. 

Lưu Duệ Thiệu, nhà bình luận nổi tiếng người Hồng Kông về các vấn đề thời sự của Trung Quốc, nói rằng Lý Khắc Cường không thể thách thức được Tập Cận Bình. Điều quan trọng nhất mà Lý phải làm là “tự bảo vệ” để đảm bảo rằng ông ta sẽ không gặp rắc rối gì trong nhiệm kỳ của mình, mà đây cũng là thời điểm ông Tập đang tìm cách mở đường cho việc tái tranh cử cho nhiệm kỳ sắp tới.

Đài RFI cũng cho rằng, mâu thuẫn hiện tại giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chủ yếu là về phương diện quản trị. Tập thì muốn “thể diện”, còn Lý thì muốn “được lòng dân”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x