Tập Cận Bình đến Bắc Kinh thị sát lần 2, tiết lộ nguyên nhân Tập từ chối đến Vũ Hán

06/03/20, 16:53 Trung Quốc

Ngày 2/3, Tập Cận Bình lại đeo khẩu trang đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh ở Bắc Kinh. Đây là lần thứ hai Tập xuất hiện ở Bắc Kinh kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tại sao cho đến nay Tập không đến khu vực dịch bệnh ở Vũ Hán? Một số chuyên gia đã tiết lộ nội tình bên trong.

Tập Cận Bình đeo khẩu trang đến Bắc Kinh thị sát lần 2, tiết lộ nguyên nhân Tập từ chối đến Vũ Hán (ảnh 1)
Ngày 2/3, Tập Cận Bình lại đeo khẩu trang đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh ở Bắc Kinh. (Ảnh: Weibo)

Truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin, vào chiều ngày 2/3, ông Tập Cận Bình đã đến Viện nghiên cứu y học quân sự và Đại học Y khoa Thanh Hoa để kiểm tra khảo sát công tác nghiên cứu khoa học và chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi virus Corona mới (COVID-19), đồng thời chủ trì một cuộc hội thảo.

Tập yêu cầu phải coi công tác nghiên cứu khoa học về phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ chính và cấp bách, nhằm đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu phát triển thuốc, đồng thời nhấn mạnh “an toàn sinh học là một phần quan trọng của an ninh quốc gia nói chung”.

Đây là lần thứ hai ông Tập Cận Bình đeo khẩu trang đến thăm Bắc Kinh kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Nhưng cho đến nay, Tập chưa từng đến khảo sát những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch lần này như Vũ Hán, Hồ Bắc hoặc các tỉnh khác.

Dịch COVID-19 đã bùng phát được ba tháng. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu tháng 12/2019, ĐCSTQ từ chính quyền trung ương đến địa phương đã liên tục che giấu thông tin, còn tiến hành bắt giữ 8 bác sĩ tuyến đầu truyền bá sự thật về dịch bệnh, không những thế còn nói dối, ngụy tạo tin tức giả rằng dịch bệnh là “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, không “lây từ người sang người”, khiến nhiều người bị nhiễm bệnh và tử vong.

Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra “chỉ thị” về phòng chống dịch bệnh vào ngày 20/1 và ra lệnh cho Vũ Hán phong tỏa thành phố vào ngày 23/1. Vào ngày 25/1, Tập đã chủ trì hội nghị Ủy ban Thường vụ đầu tiên về “chống dịch” và thành lập Nhóm lãnh đạo chống dịch trung ương vào ngày 26/1 do Thủ tướng Lý Khắc Cường đảm nhiệm chức trưởng nhóm.

Tập Cận Bình đeo khẩu trang đến Bắc Kinh thị sát lần 2, tiết lộ nguyên nhân Tập từ chối đến Vũ Hán (ảnh 2)
Tập Cận Bình đã xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh vào ngày 10/2 để thị sát tình hình phòng chống dịch bệnh. (Ảnh: Weibo)

Vào ngày 27/1, Lý Khắc Cường đã đến Vũ Hán để kiểm tra tình hình dịch bệnh. Vào ngày 28/1, khi Tập tiếp đón tổng giám đốc WHO – Tedros Adhanom tại Bắc Kinh đã tuyên bố rằng “Tôi đã trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp triển khai” công tác phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán.

Vào ngày 10/2, ngày Bắc Kinh “đóng cửa thành phố”, Tập Cận Bình cùng với Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ và Thị trưởng thành phố Trần Cát Ninh lần đầu tiên đến một số khu dân cư, bệnh viện và trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Bắc Kinh để kiểm tra tình hình phòng chống dịch bệnh, đồng thời gọi video trực tiếp để kết nối với nhân viên y tế và quan chức tại tiền tuyến Vũ Hán.

Vào ngày 11/2, Tập Cận Bình đã thay thế bí thư và chủ nhiệm của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Hồ Bắc và giao cho Vương Hạ Thắng – người được Bắc Kinh cử đi kiêm nhiệm cả hai chức vụ. Trần Nhất Tân – thân tín của Tập, với tư cách là phó tổ trưởng của Nhóm chỉ đạo trung ương, đã chỉ huy công tác chống dịch ở Vũ Hán.

Vào ngày 13/2, Tập Cận Bình lại phái Ứng Dũng, bộ hạ cũ ở Chiết Giang của Tập, hiện là Thị trưởng Thượng Hải thay thế ông Tưởng Siêu Lương – Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc; và cử Vương Trung Lâm – Bí thư Thành ủy Tế Nam thay thế Mã Quốc Cường – Bí thư Thành ủy Vũ Hán.

Vào ngày 23/2, Tập Cận Bình đã tổ chức một hội nghị thông qua truyền hình với sự tham gia của 170.000 người để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Tập thừa nhận rằng, tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn còn diễn biến nghiêm trọng và phức tạp, và đây cũng là sự cố tồi tệ nhất kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền. Đồng thời, ông cũng yêu cầu các tỉnh phải tiếp tục công việc và tiếp tục sản xuất.

Vào ngày 24/2, tròn một tháng kể từ khi Vũ Hán đóng cửa thành phố, bộ chỉ huy phòng chống dịch bệnh Vũ Hán tuyên bố sẽ mở cửa thành phố khi có điều kiện. Tuy nhiên, trong vòng bốn giờ, lại tuyên bố lệnh mở cửa thành phố là không hợp lệ và Thành phố Vũ Hán “kiên quyết thực hiện” chỉ thị quan trọng “phòng dịch từ bên trong và bên ngoài” của Tập Cận Bình, kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường dẫn ra bên ngoài, phòng chống nghiêm ngặt tránh dịch bệnh lây lan.

Động thái của chính quyền Vũ Hán đã làm dấy lên sự lo lắng và chỉ trích của ngoại giới, dư luận cho rằng công tác chỉ huy phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ không khác gì mớ hỗn độn.

Mặc dù chính quyền của ông Tập nhấn mạnh phòng chống dịch bệnh như “một ván cờ”, phải nghe “chỉ huy thống nhất” của chính quyền, nhưng ngoại giới tin rằng, bất kể là Tổ kiểm soát giao thông hay phó thị trưởng đều không có “gan” để đưa ra thông báo quan trọng như vậy mà không được phép. Vậy thì ai là người ban hành mệnh lệnh ‘bỏ niêm phong’ Vũ Hán, cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.

Điều khiến dư luận càng chú ý là, cho đến nay, Tập Cận Bình chưa bao giờ xuất hiện ở các vùng “tâm dịch” như Vũ Hán hoặc các tỉnh khác để thị sát tình hình dịch bệnh.

Tập Cận Bình đeo khẩu trang đến Bắc Kinh thị sát lần 2, tiết lộ nguyên nhân Tập từ chối đến Vũ Hán (ảnh 3)
Bức ảnh cho thấy lần đầu tiên Tập Cận Bình đeo khẩu trang tới khu dân cư ở Bắc Kinh để kiểm tra tình hình dịch bệnh vào ngày 10/2. (Ảnh: Weibo)

Về vấn đề này, Hồ Bình, tổng biên tập danh dự của “Bắc Kinh chi xuân” (Beijing Spring) đã phân tích rằng, việc ông Tập Cận Bình không đến Vũ Hán có hai lý do: Một là sợ bị nhiễm virus, hai là lo lắng về sự an toàn của mình.

Hồ Bình cho rằng, Tập Cận Bình có khả năng liên tưởng đến sự cố ngày 20/7 tại Vũ Hán trong Cách mạng Văn hóa. Ông biết rằng nhiều quan chức và công dân ở Vũ Hán không hài lòng với ông. Vạn nhất có người xông ra gây khó dễ, cho dù chỉ là xông ra để chất vấn ông, thì cũng đã rất phiền phức rồi. Vì vậy không đến Vũ Hán là thượng sách.

Một số nhà sử học Bắc Kinh cũng tin rằng, việc ông Tập Cận Bình không đến Vũ Hán trước hết là sợ lây bệnh, và thứ hai là ông lo lắng về sự tái diễn của “Sự cố Vũ Hán” năm đó.

“Sự cố Vũ Hán” còn được gọi là “Sự cố ngày 20/7”, khi đó Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng ĐCSTQ Chu Ân Lai vào ngày 14/7/1967 đã đến Vũ Hán để giải quyết cuộc “võ đấu” khốc liệt giữa hai phe cách mạng “Bách vạn hùng sư” và “Phái Tạo phản” ở tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, Quân khu tỉnh Hồ Bắc và “Bách Vạn hùng sư” phản bác lại cách xử lý của chính quyền ĐCSTQ. Vào sáng ngày 20/7 họ đã đấu với Vương Lực, thành viên nhóm Cách mạng Văn hóa Trung ương ĐCSTQ. Vì lý do an ninh, hôm đó Chu lập tức sắp xếp máy bay cùng Mao rời khỏi Vũ Hán.

Bình luận viên thời sự và chính trị Đường Tịnh Viễn cho rằng, có nhiều lý do khiến Tập Cận Bình không đến Vũ Hán. Trước đó giới quan chức che giấu thông tin làm dịch bệnh ngày càng lan rộng đã khiến dân chúng vô cùng tức giận, cộng thêm các bên không ai chịu nhận trách nhiệm mà đùn đẩy, “đổ thừa” cho nhau, vậy nên bây giờ ai đến Vũ Hán đồng nghĩa với việc “ôm” trách nhiệm vào mình, vì vậy Tập mới không đi.

Sau đó, Vũ Hán đã đóng cửa thành phố, cần phải ra sức cổ vũ tinh thần về phương diện chính trị, vì vậy Lý Khắc Cường với danh nghĩa là trưởng nhóm phòng chống dịch bệnh đã bị ép đến Vũ Hán. Lý Khắc Cường tuyên bố rõ rằng mình nhận sự ủy thác của Tập đến Vũ Hán, nghĩa là thay Tập động viên thăm hỏi, nên Tập không cần phải đích thân đi.

Sau đó, dịch bệnh tiếp tục xấu đi, tỉnh Hồ Bắc mất kiểm soát và đóng cửa, nguy cơ lây nhiễm gia tăng, đồng thời, dịch bệnh cũng lây lan ra toàn Trung Quốc khiến nền kinh tế suy yếu, nội bộ Đảng “đấu đá” ác liệt. Tập Cận Bình ngoài việc lo sẽ bị nhiễm bệnh khi đến Vũ Hán, cũng không dám tùy tiện rời khỏi Bắc Kinh, vì sợ có người “thừa nước đục thả câu” công kích khiến cục diện chính trị hỗn loạn, vì vậy đi Vũ Hán trở thành mối nguy “kép” tiềm ẩn, Tập không dám mạo hiểm.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

x