Tận mắt chứng kiến một vụ sụt đất tạo miệng hố khổng lồ ở Siberia
Nơi cuối cùng trên thế giới mà mọi người muốn sống là Siberia. Sau những sự kiện xảy ra trong tháng 04/2015, thì nơi đó lại chính là Novokuznetsk. Chỉ vài tuần trở lại đây, người dân thị trấn này đã chứng kiến một vụ sụt đất khổng lồ chậm rãi diễn ra, kết quả tạo thành một miệng hố khổng lồ bí ẩn.
Sạt lở lớn kèm theo đá tảng và bụi bẩn đã xảy ra vào ngày 01/04/2015. Dĩ nhiên đây không phải là câu chuyện ngày Cá Tháng Tư. Vào lúc 1 giờ chiều (giờ địa phương), trên những con đường chính nằm giữa Novokuznetsk và Bolshaya phía đông dãy núi Ural, vụ sạt lở hình nên một bức tường đất đá ngày càng lan ra, gây nứt vỡ và “nuốt chửng” mặt đường nhựa, đường sắt, cây cối, đường dây điện. Vụ sạt lở diễn ra chậm nên không ai bị thương.
Theo các nhà địa chất học, nguyên nhân sụt đất có thể là do con người. Novokuznetsk là một khu vực khai thác than, và nó trông như nơi tích trữ phế liệu và hứng chịu sự quá tải từ mỏ than Taldinskoye. Điều này khiến vùng đất tại đây đổ sụp xuống, lan ra và “ngốn” hết mọi thứ trên đường đi. Sự tan chảy của băng tuyết có thể làm suy yếu sức chống đỡ của các gò núi và khiến việc sụt lở xảy ra dễ dàng hơn.
Không lâu sau vụ sụt lở này, người dân trong thị trấn ở Novokuznetsk thấy tại vị trí xảy ra vụ việc là một miệng hố khổng lồ bí ẩn. Trong khi đó, Novokuznetsk cách miệng hố bí ẩn ở miền Bắc Siberia 3500 km, miệng hố trong lòng đất luôn là vấn đề đáng quan tâm.
Miệng hố này có đường kính 20m, sâu 30m. Một số người dân địa phương đổ lỗi sự hình thành miệng hố này là do mỏ than bị bỏ hoang. Tuy nhiên, Bộ Tình trạng Khẩn cấp hay chính phủ vùng này cũng không đưa ra được nguyên nhân cụ thể. Song song đó, họ đã cảnh báo người dân tránh đốt lửa xung quanh miệng hố vì có khí metan.
Phải chăng sự sụp đổ ở Seberia là do tác động của khai thác mỏ và biến đổi khí hậu? Hay một số thứ bên dưới đang cố gắng để di chuyển mặt đất theo cách của mình?
Thanh Phong, dịch từ Mysterious Universe