Tam Quốc Diễn Nghĩa: Mạn đàm về điển cố ‘Ba lần thăm lều cỏ’

26/07/14, 18:30 Cổ Học Tinh Hoa

Cố sự “ba lần thăm lều cỏ” (*) trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa>>> có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng mọi người không có cùng cách nhìn đối với cố sự này.

Có người nói là Gia Cát Lượng trắc nghiệm quyết tâm cầu hiền của Lưu Bị, có người nói là Gia Cát Lượng nâng cao giá trị của mình; đây có thể là cách nhìn nhận theo góc nhìn của người đương thời. Thật ra đạo lý thật sự ẩn giấu trong “ba lần thăm lều cỏ” theo cách nhìn nhận của cổ nhân lại có chút khác biệt hàm nghĩa cũng sâu sắc hơn.

Sau khi Lưu Bị đến Ngọa Long trang cầu kiến Gia Cát Lượng mà không gặp, từng để lại một phong thư. Trong thư Lưu Bị bày tỏ bản thân “ngưỡng mộ cao danh đã lâu”, thành ý “hai lần đến yết kiến đều không được gặp phải trở về, ân hận vô cùng”. Sau khi thuật lại chí hướng cả đời, Lưu Bị hy vọng Gia Cát Lượng có thể xuống núi phụ tá, “trổ hết tài lớn của Lã Vọng, thi thố hết kế lạ của Tử Phòng”, cũng nói mình muốn sau khi “tắm gội ăn chay” lại tới thăm viếng, tâm cầu hiền như khát nước hiện rõ trên giấy. Thân là hoàng thúc có thể chiêu hiền đãi sĩ như vậy, có thể nói là đã tận tình tận nghĩa rồi. Theo quan niệm của người đời, Gia Cát Lượng là nên vì được sủng ái mà lo lắng, cần phải tự mình gặp hoàng thúc mới phải đạo.

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng trong «Xuất sư biểu>>> lần thứ nhất có đưa ra lời giải thích đối với tâm tư của ông. Ông nói: “Thần xuất thân áo vải, cày cấy ở Nam Dương, chỉ cầu an toàn tính mệnh trong loạn thế, không cầu tiếng tăm nơi chư hầu”. Trong đó có hai chữ, sau khi tu luyện Đại Pháp mới làm tôi chú ý. Gia Cát Lượng nói: “chỉ cầu an toàn tính mệnh”, thật ra cũng không đơn giản là bảo vệ mạng sống của mình, ở đây “tính” và “mệnh” là tách ra, hơn nữa “tính” đứng trước “mệnh”. Trong đó, “tính” chỉ bản tính, tâm tính, bao gồm nguyên tắc làm người, phương thức làm người, và khí tiết, v.v. của ông, đó là so với “mệnh” còn quan trọng hơn.

Gia Cát Lượng cũng không phải là người trong thế tục, đối với danh-lợi-sắc-dục trong cõi hồng trần cuồn cuộn đều xem rất nhẹ. Sau khi nhận lời Lưu Bị xuống núi, ông căn dặn người em Gia Cát Quân rằng: “Ta chịu ân Lưu hoàng thúc ba lần hạ cố, không thể từ chối được. Em ở nhà, chăm việc cày bừa ruộng nương không được bỏ hoang, đợi bao giờ thành công anh sẽ về đây ẩn dật.” Về sau Gia Cát Lượng vì ủy thác của Lưu Bị mà cúc cung tận tụy, bệnh chết trên gò Ngũ Trượng; trước khi lâm chung, ông dâng tấu chương cho chúa công Lưu Thiện, nói: “Nhà tôi có tám trăm gốc dâu, năm trăm mẫu ruộng, cơm áo con cháu tôi, tự khắc đủ dùng. Đến như tôi, nhiệm ở ngoài, cần dùng thức gì, đã có của công chu cấp, không phải tìm kiếm sinh kế khác. Tôi chết đi không để trong nhà có tấm lụa thừa, ngoài dinh có chút của riêng, để phụ lòng bệ hạ đâu!”

Đó là lòng dạ của Gia Cát Lượng, ông xuất sơn phụ tá Lưu Bị không phải vì công danh lợi lộc, càng không phải vì được hiển vinh, rạng rỡ tổ tông; mà là vì thuận theo Thiên Ý sắp đặt, đi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Vào thời cổ đại, đạo đức con người tương đối cao, những người không màng danh lợi thì đâu đâu cũng có, như là Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị “ba lần thăm lều cỏ” trước sau đều gặp, Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên và Mạnh Công Uy, v.v. trong số họ không có một ai nguyện ý đi theo Lưu Bị làm quan giành giật thiên hạ. Thật ra không phải vì tài học của họ không tốt, mà vì họ thích cuộc sống không màng danh lợi hơn. Cuộc sống như thế dễ khiến tâm người ta phẳng lặng như mặt nước, tiến nhập vào trạng thái tu luyện. Điều này khiến tôi nhớ đến bốn câu thơ của trong tập «Hồng Ngâm>>> của Ông Lý Hồng Chí:

Phóng hạ chấp trước

Thế gian nhân đô mê,
Chấp trước danh dữ lợi,
Cổ nhân thành nhi thiện,
Tâm tĩnh phúc thọ tề.

Tạm dịch:

Phóng hạ chấp trước

Người thường nhiều mê muội,

Chấp trước danh và lợi,

Cổ nhân lòng thành thực,

Tâm tĩnh phúc thọ đầy.

25 tháng Chạp, 1996

Văn hóa Trung Quốc cổ đại là văn hóa nửa Thần, rất nhiều người thỏa lòng với số mệnh trời cho, không quan tâm hơn thua. Họ thấu hiểu lịch sử đều tự có an bài và có quy luật phát triển của nó. Thôi Châu Bình khi cùng Lưu Bị bàn luận đạo lý “trị loạn”, đã nói với Lưu Bị rằng: “Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả; số đã định, thì không chống lại được”. Thủy Kính tiên sinh sau khi biết chuyện Từ Thứ tế ngựa tiến cử Gia Cát bèn “ra khỏi cửa, ngẩng mặt lên trời cười to rằng: ‘Ngoạ Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời, tiếc lắm thay!’” Thật ra, họ đều biết giang sơn nhà Hán khí số đã hết, dù là ai cũng không thể có sức đổi trời.

Trong lịch sử có một dự ngôn rất nổi tiếng, tên là «Mã Tiền Khóa», miêu tả từ thời Tam Quốc cho đến đại sự lịch sử của ngày hôm nay, tác giả chính là Gia Cát Lượng. Cho nên đối với hướng đi của lịch sử, Gia Cát Lượng trên thực tế đã rõ như lòng bàn tay, điều này có thể giải thích ông vì sao lần thứ nhất cùng Lưu Bị bàn luận đại kế thiên hạ, đã tiên đoán chính xác kết cục thiên hạ chia ba, cũng lấy ra một tấm địa đồ, nói Lưu Bị ngày sau lấy đất Tây Thục lập quốc, cùng Tào Tháo, Tôn Quyền theo thế chân vạc mà đứng. Cũng có thể hiểu vì sao ông nói trong «Hậu xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy xin dốc lòng đến chết mới thôi. Đến như thành bại, được mất chẳng phải do cái tài giỏi của thần có thể xoay ngược lại vậy”.

Người hiện đại đọc «Tam Quốc», chỉ có thể thán phục trí tuệ và nhãn quang của Gia Cát Lượng. Nhưng mãi cũng không nghĩ ra được, một người nông dân “cày cấy ruộng nương” như ông, người giao du cũng không phải quan to hiển hách, mà thông tin lúc đó cũng không phát triển, làm sao có thể biết kỹ càng tính cách của mười mấy lộ chư hầu, mối quan hệ tương hỗ giữa các thế lực, làm sao có thể tiên đoán chính xác kết cục thế chân vạc của Tam Quốc? Thật ra, người hiểu tu luyện đều biết loại trí tuệ này là vượt xa khỏi cấp độ người thường, đạt đến cảnh giới như lời Lão Tử miêu tả trong «Đạo Đức Kinh»: “Không ra khỏi nhà, cũng biết thiên hạ” (“Bất xuất hộ, tri thiên hạ”). Mà loại “biết thiên hạ” này đã được đề cập ở mục “Công năng dao thị” hoặc “Công năng túc mệnh thông” trong «Chuyển Pháp Luân».

“Lịch sử nhân loại tựa như một vở kịch…” (Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ). Có rất nhiều sự tình phát sinh đều hàm chứa kịch bản như sân khấu, hơn nữa còn không thể tưởng tượng. Ví như trận đại chiến Quan Độ, Viên Thiệu 70 vạn quân đấu với 7 vạn nhân mã của Tào Tháo; hơn nữa Tào Tháo lương thảo không đủ, có nguy cơ toàn quân bị diệt; vậy mà đúng lúc này, Tào Tháo dùng kế đốt kho lương thảo ở Ô Sào, đánh bại Viên Thiệu. Trận chiến Xích Bích, Tào Tháo có hùng binh 83 vạn, mà liên quân Tôn-Lưu chỉ có mấy vạn nhân mã, Tào Tháo sắp sửa thống nhất thiên hạ; nhưng chỉ một đợt hỏa công đã khiến thuyền trại của ông bị vùi dưới đáy sông, suýt chút nữa mạng sống cũng không còn? Trận Nhai Đình, Lưu Bị thống lĩnh hơn 70 vạn quân, mà Tôn Quyền chỉ có mấy vạn nhân mã; ngay lúc Đông Ngô ở trước nguy cơ ngọc nát đá tan, Lục Tốn hỏa thiêu liên doanh trải dài 700 dặm, khiến Lưu Bị thất bại phải trở về Bạch Đế thành. Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, trong đó có ba lần dường như toàn thắng, nhưng đột nhiên gặp biến cố lớn khiến đành phải nửa đường quay trở về; một lần cuối cùng khổ tâm sắp xếp kế sách vây khốn cha con Tư Mã Ý trong Thượng Phương cốc, đốt cháy mồi lửa đã giấu sẵn. Nào ngờ “bỗng dưng trời nổi cơn giông to, mây đen kéo ngất trời, một tiếng sét nổ dữ dội, rồi đổ mưa xuống như trút nước. Lửa đang cháy tắt sạch, địa lôi phục câm tịt, những đồ dẫn hỏa cũng vô dụng…”

Mỗi một tình huống đều là nghìn cân treo sợi tóc, có chạy cũng không thể thoát, lại phát sinh một sự kiện gần như không thể phát sinh, mà khiến lịch sử bị chuyển hướng ngay tại đó. Đây là bởi vì Thần muốn đạt đến cục diện thế chia ba ở Tam Quốc, sẽ không để một quốc gia nào chưa đến thời gian Thần an bài mà bị diệt, đồng thời cũng dạy bảo con người “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Đúng như bốn câu cuối cùng trong hồi kết của «Tam Quốc»:

Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,

Cuộc tang thương biến đổi khôn lường,

Tam phân một giấc mơ màng,

Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay…

Bốn câu thơ này phải nói là nét bút vẽ rồng điểm mắt cho cả cuốn «Tam Quốc Diễn Nghĩa». Dù là Tào Tháo, Lưu Bị, hay Tôn Quyền, thuộc hạ văn thần võ tướng của họ biểu hiện ra đấu trí tranh dũng, đó chỉ là để phù hợp với cái lý của con người và biểu hiện cho người thường xem, thật ra đều là Thần an bài một loại cân bằng, đạt tới thế chân vạc quân sự trong Tam Quốc mà thôi.

Khi đọc «Tam Quốc>>> trước kia, điều tôi chú ý chính là mưu lược từng trận chiến, thích xem Gia Cát Lượng và Chu Du, Tào Tháo, Tư Mã Ý đấu trí với nhau. Sau này, khi trở thành người tu luyện Đại Pháp càng có thể từ cái nhìn sâu sắc nhưng cũng rộng lớn hơn mà hiểu rõ an bài của lịch sử, càng tán thưởng phẩm đức và hành vi đạo đức cao thượng của các nhân vật, càng lý giải được người xưa vì sao khiêm tốn thuận Trời kính Thần, càng có thể cảm nhận được chỗ độc đáo của tác giả khi dụng tâm viết sách, càng có thể nhìn ra sự an bài hết sức tinh tế, tỉ mỉ và chặt chẽ của Thần cho giai đoạn lịch sử này.

Ghi chú:

(*) “Ba lần thăm lều cỏ” (“tam cố mao lư”): Lưu Bị đích thân ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời bằng được Gia Cát Lượng ra giúp, đến lần thứ ba mới gặp. Về sau trở thành câu thành ngữ, ý nói chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt mời cho được.

Theo Chánh Kiến 

 

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x