Tâm hồn thuần khiết của thư họa gia nổi tiếng thế giới

Thư họa gia nổi tiếng thế giới người Trung Quốc cô Zhang Cuiying luôn cho rằng việc trau dồi nhân cách là cách để cải thiện trình độ nghệ thuật của mình.

Khác với những gì tranh hiện đại thể hiện, trong bức tranh trên, thứ khiến người xem lạ lẫm đến từ thần thái của các nhân vật. Tư thế đứng, ngồi và chơi đàn tỳ bà của các nhân vật phản ánh nét văn hóa thần truyền cả hàng ngàn năm ở xứ sở Trung Hoa: sự hài hòa, nhẹ nhàng và đôn hậu. Người đàn ông ngồi trên ghế tai đang lắng nghe khúc nhạc một cách chân thành, tôn trọng; cô gái trẻ trông thật yêu kiều thanh tú; những người khác đặt nắm tay lên ngực, lắc lư chuyển động vì mê đắm vẻ đẹp phát ra từ cây đàn bốn dây. Chúng ta cũng say theo khí chất của các nhân vật trong tranh.

Cô Zhang Cuiying chia sẻ bí quyết để đạt được trình độ biểu đạt như vậy trong nghệ thuật thư họa: “Chỉ sau khi tâm hồn được tẩy tịnh thông qua tu luyện, người nghệ sỹ mới vẽ được những tác phẩm đẹp”. Hành trình nghệ thuật chạm đến cái đẹp của cô Zhang thông qua thư họa là quá trình học tập miệt mài, không ngừng vượt qua những khó khăn, gian khổ, qua đó những chướng ngại trong tâm hồn được gỡ bỏ để cô có thể tái hiện những giá trị tâm linh sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa 5000 năm rực rỡ.

Cô có những “mối quen” như Beatrix – cựu Hoàng hậu Hà Lan, Naruhito – Hoàng tử Nhật Bản, Vladimir Putin – Thủ tướng Nga và Leonid Kuchma – cựu Chủ tịch của Ukraine. Mỗi người đều cảm nhận được sự thiêng liêng, thánh khiết và sống động  từ những bức họa của cô.

Người thầy đầu tiên

Chẳng ai sinh ra đã thành thục điêu luyện các kỹ năng. Cô Zhang cũng vậy. Mặc dù cô có thiên hướng nghệ thuật rõ ràng từ khi còn nhỏ, sự kiên định đối với hội họa và sự tinh tế, khéo léo của người nghệ sỹ nhưng nếu không có người thầy đầu tiên truyền thụ nghệ thuật thư họa cổ điển Trung Hoa đích thực, cô đã không thể thành công được như vậy. Cô vẫn luôn biết ơn người thầy của mình.

“Tôi khá nổi tiếng trong khu tôi ở”, cô Zhang nói, luôn tiện nhắc đến quê nhà Thượng Hải và biệt danh ‘nghệ sỹ nhí điên rồ’ của mình khi còn nhỏ. “Tôi không bao giờ ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác. Niềm vui thú duy nhất của tôi là ở nhà vẽ tranh”.

Mặc dù hình dáng cá vàng trong bức tranh “Vô tư lự” (Light-hearted) không duy thực  như những bức tranh cổ điển phương Tây, nhưng điều thư họa Trung Hoa diễn tả là cái hồn và thần thái của 2 chú cá.
Pure Lotus (Tạm dịch: Hoa sen thanh khiết) là bức chân dung tự họa của cô Zhang khi cô đang đả tọa tập bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công, môn rèn luyện tinh thần đã chữa khỏi bệnh viêm khớp khiến cô không thể vẽ tranh.
Bức tranh Tranquil Gaze, Calm Thoughts (tạm dịch: Ngắm yên tĩnh, nghĩ bình hòa) cho thấy khả năng tinh tế của cô Zhang diễn đạt sự yêu kiều thướt tha và thanh lịch của cô gái.
Cô Zhang đã học nghệ từ một thư họa gia cuối cùng theo phong cách cổ điển của Trung Quốc. Ông đã dạy cô thư họa phải gắn chặt với hành trình khám phá nội tâm. Điều này được thể hiện sống động qua tác phẩm Ethereal Heaven and Water (tạm dịch: Nước và thiên đàng thanh tao).
Chân dung cô Zhang Cuiying. (Ảnh: Facebook)

Lên 4 tuổi, cô Zhang đã gây ấn tượng với mọi người xung quang bằng những bức tranh cô vẽ, trong đó có giáo viên mỹ thuật của cô, không ngờ rằng điều này sẽ thay đổi cuộc đời cô mãi mãi. Thầy dạy mỹ thuật ở trường đã nhận ra tài năng hiếm có của cô bé và quyết định cô cần được một người thầy thông tuệ dạy dỗ. Thế là, thầy giáo mỹ thuật giới thiệu cô bé Zhang với cụ Zicheng Shen, lúc đó đã 70 tuổi, là bậc thầy thư họa cổ điển Trung Hoa. Ông đã dạy cô về nghệ thuật nhiều hơn là vẽ tranh.

“Thầy Shen dửng dưng với danh lợi”, Zhang nói về người thầy có ảnh hưởng nhất đối với cô và nói rằng ông xem cô như con gái ruột của mình. “Gia đình tôi chẳng giàu có, nhưng thầy dạy tôi mà không đòi hỏi tiền bạc gì cả, chỉ vì thầy nghĩ tôi sinh ra với tâm hồn thanh cao và trái tim thuần khiết để vẽ tranh”.

Thầy Shen tin tưởng cô học trò nhỏ, cho cô mượn những bức tranh mà ông đã cẩn thận sao chép từ những tác phẩm cổ. Cô bé Zhang hân hoan sao chép các danh tác thư họa cổ của các họa sĩ nổi tiếng.

“Lúc đó thầy Shen chỉ cho tôi từng nét bút”, cô Zhang nói. “Thầy đặc biệt chú ý đến sáng tối, và đoạn cong của những nét vẽ”. Thầy Shen chỉ dạy cô phong cách cổ điển bằng phương pháp hết sức truyền thống. Nhiều danh họa nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa đã tu Phật hoặc tu Đạo, do đó họ hiểu rằng muốn theo đuổi sự hoàn hảo trong nghệ thuật phải bắt đầu bằng việc thanh lọc tâm hồn.

“Bạn cần rất nhiều sự kiên nhẫn, tập trung và tâm trí yên tĩnh để sáng tạo nên một bức tranh đẹp”, cô Zhang nói, hồi tưởng lại lời thầy. “Nếu không, người ta sẽ cảm nhận được ‘sự cáu kỉnh’ trong bức tranh”.

Hơn mười năm trời, hai thầy trò đã hình thành một mối quan hệ gắn bó. Thậm chí trong Cách mạng Văn hoá – phong trào phá hoại  truyền thống và nghệ thuật cổ xưa ở Trung Quốc – mối quan hệ thầy trò giữa 2 người vẫn được duy trì. Trong thời gian thầy Shen bị lưu đày ở vùng ngoại ô Tô Châu, cô Zhang đi xe lửa tới thăm ông vài lần mỗi tháng để tiếp tục quá trình học tập thư họa.

Các nàng tiên cầm một biểu ngữ Chân -Thiện – Nhẫn – các nguyên lý của môn tu luyện Pháp Luân Công.

Bây giờ, cô Zhang sử dụng những nét vẽ của mình đề đem hòa bình và công lý đến người xem, nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc mà cô đã nếm trải trong nỗi kinh hoàng. Trong Portraits of Goddesses (Chân dung các nữ thần), các nàng tiên cầm một biểu ngữ Chân – Thiện – Nhẫn – các nguyên lý của môn Pháp Luân Công.

Trong nghệ thuật thư họa Trung Hoa cổ điển, sao chép các tác phẩm kinh điển là cách cần thiết để người học nắm được điểm tinh túy của nghệ thuật. Đây là bức tranh sống động của cô Zhang sao chép lại kiệt tác Night Revels (Tạm dịch: Tiệc khuya) của Han Xizai.

Năm cô khoảng 20 tuổi, bản thân cô Zhang đã nhận được sự tán dương từ các bậc thầy. Juntao Qian, một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng trong những năm 90 về khắc dấu, tranh thư pháp, và tranh Trung Quốc đã tuyên bố cô là một trong những tài năng hứa hẹn nhất của Trung Quốc.

“Những bức tranh của cô kết hợp sự tinh tế của gió, mưa, mờ, sáng, và mọi thứ trên thế giới”, Qian nói. “Cô ấy hiểu rõ nguyên lý của thiên nhiên và hiểu được bản chất của người cổ đại”. Nghệ sĩ đáng kính này mô tả những bức tranh phong cảnh của cô Zhang đạt chất lượng “trên cả sự thích thú” và so sánh cô với Wei Wang, nhà thơ và thư họa gia nổi tiếng thế kỷ thứ 8 và Tong Guan, thư họa gia huyền thoại phía Bắc Trung Quốc.

Hành trình đến Úc

Năm 1990, Zhang di cư đến Úc với chồng và con gái. Cô cảm thấy vui vì đã thoát khỏi môi trường ở Trung Quốc, nơi mọi người ngày càng xem nhẹ các giá trị đạo đức mà cô đã thấm nhuần. .

“Bầu không khí trong lĩnh vực nghệ thuật ở Trung Quốc lúc đó rất xấu”, cô nói. “Các nghệ sĩ bon chen, giành giật lẫn nhau vì danh tiếng và tiền tài, nhưng tôi không thể làm thế được”. Một nơi yên tĩnh mới khiến trí óc cô thanh thản và có không gian để vẽ tranh. Nhưng nếu ở lại Trung Quốc, sự thanh thản của cô sẽ sớm mất đi, gây khó khăn cho cô về thể chất, trí óc và tinh thần.

Đến năm 30 tuổi, cô Zhang bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công lớp bảo vệ của hàng trăm khớp xương.

“Đi bộ thật khó khăn và tôi không thể ngồi lâu. Tôi chỉ có thể nằm ở nhà, không thể vẽ. Tôi cảm thấy như mình sống dở chết dở. Sự nghiệp nghệ thuật của tôi bắt đầu rất sớm nhưng kết thúc cũng rất sớm”.

Tuyệt vọng và giẫy giụa, cô Zhang đã đến khám tất cả các bác sĩ người Hoa và Tây phương nổi tiếng  ở Sydney nhưng chẳng ích gì. Nhưng có thể sự may mắn, nói cách khác là sự an bài của số phận đã đến với cô, một ngày nọ chồng cô về nhà mang theo tin mừng.

“Tôi vẫn nhớ khi chồng tôi về nhà vào ngày hôm đó – và anh rất vui mừng”, cô nói. Chồng cô nói rằng một môn khí công mới, kết hợp thực hành đạo đức với tập các bài giống như Thái Cực quyền đã được dạy trong thị trấn. “Lúc đó tôi không tin vào khí công, nhưng nó có vẻ hay”.

Vậy là môn tu luyện Pháp Luân Công đã đến nhà cô.

“Khi tôi lắng nghe các nguyên tắc đạo đức, tôi đã bị cuốn hút ngay lập tức”, thư họa gia cho hay. “Tôi cảm thấy rất nhiều nguyên tắc giống như những gì thầy Shen đã dạy tôi, chẳng hạn như để đắc được, bạn phải chịu thiệt thòi, và không quá coi trọng danh lợi. Tôi cảm thấy đó là những nguyên tắc tốt”.

Cô nhớ lại cảm giác khi tập bài đầu tiên: “Tôi cảm thấy những mạch bị tắc nghẽn trong cơ thể tôi được đã khai. Tập xong về nhà, thậm chí tôi có thể ngồi”.

Chín ngày sau, khi khóa học 9 ngày kết thúc, một chương mới trong cuộc đời cô bắt đầu. “Tôi thực sự đi như thể đang bay”, cô Zhang nói, viêm khớp dạng thấp lành hẳn. “Thật kỳ diệu”.

Không chỉ có thể tiếp tục vẽ, cuối cùng cô đã thấu hiểu một điều tinh túy trong nghệ thuật: “Những tác phẩm đẹp nhất trong hội họa Trung Hoa được gọi là các tác phẩm thần thánh. Sau khi tập Pháp Luân Công và theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi có thể hiểu ý nghĩa của những bức tranh cổ xưa”.

Cô rất thấm thía nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn này khi chứng kiến các nghệ sĩ sau khi từ bỏ danh tiếng, giàu có, tiền tài thì tinh thần của họ được thăng hoa, tư duy cũng như mỗi nét vẽ của họ đều biến đổi. 

Nhưng một lần nữa, cơn bão cuộc đời lại ập đến với cô, khiến cô phải lấy hết ý chí kiến cường của mình để chống chọi.

Mất nhiều, được nhiều

Ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại tàn bạo chống lại Pháp Luân Công. Cô Zhang nói: “Các học viên ở Trung Quốc bị bắt mỗi ngày. Các phương tiện truyền thông đã tường thuật tin giả, vu khống Pháp Luân Công. Khi tôi biết được rằng có những học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết, tôi không còn lòng dạ nào để ở nhà vẽ nữa”. Mỗi ngày, người họa sĩ này ôn hòa phản đối trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney.

Nhưng cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công diễn ra ở Trung Quốc, và cô Zhang nghĩ mình cần làm nhiều hơn cho Đại Pháp. Vì cô là một nghệ sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc, cô nghĩ câu chuyện đầy cảm hứng của cô về việc Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh cho cô như thế nào sẽ làm các quan chức Bắc Kinh cảm động. Nhưng cô đã nhầm.

Cô bay về Trung Quốc, đến quãng trường Thiên An Môn và bị cảnh sát bắt. “Họ đấm và đá tôi”, cô nói. “Tôi chảy máu mặt và bị họ lấy hết tiền bạc”. Cô biết sau đó các điệp viên Trung Quốc đã theo dõi các nỗ lực về nhân quyền của cô tại cơ quan lãnh sự ở Sydney.

ĐCSTQ trục xuất cô ra khỏi Trung Quốc Đại lục tới Hong Kong; nhưng không có tiền để trở về Úc, cô Zhang đã bị mắc kẹt lại Hong Kong. Cô liên hệ với các học viên địa phương; biết rằng cuộc bức hại là vô nhân đạo và bất công, cô Zhang đã cùng đi với họ về Trung Quốc để kháng cáo nạn diệt chủng tôn giáo. Lần này, cô không bị trục xuất.

“Tôi đã bị giam trong 8 tháng, bị đánh đập và tra tấn”, cô nhớ lại. Đó cũng chính là tình cảnh của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Mặc cho những trải nghiệm kinh hoàng mà cô đã trải qua, cô Zhang không bao giờ hối tiếc vì đã đứng lên vì đức tin và đồng bào của mình, không bao giờ quên rằng Pháp Luân Công đã cứu sống cô và sự nghiệp nghệ thuật của cô. Những gì cô quan tâm nhất là sự an toàn của những học viên Trung Quốc, những người chẳng bao giờ được một quốc gia dân chủ bảo vệ.

“Tôi là công dân Úc, vì vậy an toàn của tôi đã được đảm bảo”, cô nói. “Nhưng các học viên ở Trung Quốc bị bắt chung với tôi thì vẫn phải chịu đày đọa. Sau khi bị đánh đập tàn nhẫn và tra tấn tàn bạo, họ đã biến mất”.

Được chính phủ Úc giải cứu và trở về Sydey, cô đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, chủ mưu phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và La Cán, Trưởng phòng 610 lúc đó, người đã trực tiếp tra vấn cô.

“Cơ thể và tinh thần của tôi hồi phục ngay sau khi tôi trở lại [Úc]”, cô nói. “Vì vậy, một lần nữa tôi đặt tâm huyết vào tranh vẽ”.

Zhang tiếp tục đi khắp thế giới với sứ mệnh tôn vinh di sản của thầy Shen, cội nguồn Trung Hoa của cô và tất nhiên trong đó có tôn vinh các học viên Pháp Luân Công vô tội vẫn bị bức hại cho đến hôm nay. Về bản chất, bây giờ lý do để cô vẽ tranh là để thể hiện tất cả mọi thứ, ngoại trừ bản thân mình. Đó là một hành trình đi đến vô ngã, như những người thầy của cô đã dạy. Cùng xem thêm những tác phẩm của cô dưới đây.

Bài liên quan:

Bạch Vân (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x