Sự xâm lấn của con người biến loài dơi thành … “ma cà rồng”
Dơi ma cà rồng – những sinh vật chuyên ăn máu các loài chim hoang dã mới đây đã bị phát hiện có hành vi tấn công và hút máu người.
Máu là nguồn thức ăn duy nhất của dơi ma cà rồng, đặc biệt là máu của các loài chim hoang dã. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Liên bang Pernambuco tại Brazil đã đưa ra giả thuyết sẽ ra sao nếu nguồn cung cấp máu từ các loài chim hoang dã cho dơi ma cà rồng trở nên khan hiếm?
Nhóm nghiên cứu đã đem phân tích 70 phân mẫu lông dơi ma cà rồng sống tại Vườn quốc gia Catimbau, Brazil.
Kết quả nghiên cứu đã làm các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên, 3/70 mẫu có dấu vết của máu người.
Trả lời New Scientist, Enrico Bernard, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên. Máu của các loài động vật có vú không thích hợp với máu của loài này. Máu của động vật có vú có lượng protein cao hơn khiến hệ tiêu hóa của dơi khó xử lý”.
Trong các nghiên cứu trước đó, khi nguồn máu từ loài chim hoang dã trở nên khan hiếm, dơi ma cà rồng đã nhịn ăn và thậm chí bị chết đói thay vì thử ăn máu của dê hay lợn. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự xâm phạm của con người trong công viên Quốc gia đã hướng sự chú ý của dơi ma cà rồng tới máu của con người.
Trong bài báo cáo công bố trên Acta Chiropterologica, các nhà nghiên cứu viết: “Những ghi chép về vấn đề con người trở thành mồi cho dơi và sự khan hiếm máu của các loài chim hoang dã trong khu vực cho thấy sự gia tăng các hoạt động của con người lên môi trường sinh thái địa phương”.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Điều này sẽ mở ra một loạt những hướng nghiên cứu mới về dơi ma cà rồng tại Caatinga và hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng, một sự báo động gia tăng bệnh dại trong khu vực”.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, dơi ma cà rồng có thể thông qua lõ thông khói hay cửa sổ để đột nhập vào ngôi nhà của chúng ta rồi tấn công.
Hiện họ đang đến từng hộ dân gần khu vực vườn quốc gia để thu thập thông tin về việc người dân ở đây bị dơi tấn công.
Theo Daily Mail