Sống chết có số, phú quý do trời

15/03/16, 14:54 Cổ Học Tinh Hoa

Người xưa vẫn thường nói rằng: “Sống chết có số, phú quý do trời”. Dưới đây là hai câu chuyện trong lịch sử minh chứng cho điều này.

74226482_3165375_094F215230
Mọi sự việc gặp phải trong cuộc đời của một người đều là có liên quan đến số mệnh của người ấy. (Ảnh: Internet)

Sống chết có số

Vương Bưu là một viên quan thông sự của Hoàng đế triều đại nhà Đường, ông đã từng nói: “Mọi sự việc gặp phải trong cuộc đời của một người đều là có liên quan đến số mệnh của người ấy. Vận mệnh và sự nghiệp đều có là đã sớm được định sẵn rồi. Cho nên, phúc hay họa lúc nào đến cũng là được định trước”.

Khi Thái hậu Võ Tắc Thiên giành được ngai vàng, bà đã tru sát cả dòng họ của Hoàng đế. Thái tử bị đưa đến Đại Lý Tự kết án tử hình.

Thái tử thở dài nói, “Ta đã tránh không được cái chết thì hà tất gì phải làm vấy máu cây đao”.  Rồi đến nửa đêm, Thái tử liền dùng áo thắt cổ mà chết. Không ngờ, đến hừng đông ngày hôm sau, thì lại tỉnh lại.

Thái tử vừa cười đùa vui vẻ vừa ăn uống tự nhiên như thể đang ở nhà mình vậy, mấy ngày sau, sắc mặt thần khí, một chút cũng không thay đổi.

Nguyên lai là do, khi Thái tử vừa tỉnh lại, Thái tử nói, “Lúc ta vừa mới chết, quan minh phủ tức giận nói với ta: ‘Ngươi phải bị giết chết, tại sao lại tự tử chết? Mau trở về nhận hình phạt đi!’. Ta hỏi vì sao? Vị quan đó đưa cho ta xem cuốn sổ ghi chép sinh tử và nói: ‘Bởi vì kiếp trước ngươi giết người, kiếp này phải hoàn trả’”.

Chính vì Thái tử biết rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt sẵn rồi, nên ông ta không có sợ hãi gì khi bị xử tử hình.

Dường như một người, khi nào được sinh ra trên cõi đời, khi nào phải chết đi là đã được định sẵn rồi. Nhân của kiếp trước, quả của kiếp này, hành thiện tích đức, làm ác tạo nghiệp là không thể không hoàn trả được.

Phú quý do trời

0 (1)
Điều gì trong mệnh đã được định là có thì nó sẽ đến đúng lúc, nếu điều gì không được định sẵn, thì không thể cưỡng cầu.

Trong thời kỳ Trinh Quán, Trương Bảo Tàng là một võ tướng trong đại nội. Ông thường đi về Lịch Dương vào những ngày không phải lên triều. Một ngày, đang trên đường đi, ông gặp một người thợ săn trẻ tuổi đang cắt thịt tươi nướng ăn. Ông dựa vào một thân cây, thở dài và nói, “Trương Bảo Tàng ta nay đã sống 70 tuổi mà chưa từng được ăn thứ thịt tươi ngon đến thế. Quả thật đáng buồn”.

Ngay lúc đó, một hòa thượng đi qua và chỉ vào Trương Bảo Tàng nói: “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ được thăng làm quan tam phẩm. Sao ông lại thở dài như thế?”. Vừa nói xong, vị hòa thượng đó lập tức biến mất. Trương Bảo Tàng rất kinh ngạc, thay vì đi về Lạc Dương, ông lập tức quay trở lại kinh thành.

Cùng lúc đó, Hoàng đế Đường Thái Tông đang mắc bệnh kiết lỵ rất thống khổ, rất nhiều ngự y trong triều đều đã đến chữa trị nhưng không có hiệu quả. Vua bèn ban lệnh nếu đại thần nào tìm được một đơn thuốc hữu hiệu trị khỏi bệnh này, nhất định sẽ được ban thưởng xứng đáng.

Trương Bảo Tàng trước đây đã từng mắc bệnh kiết lỵ, vì thế ông biết được cách chữa công hiệu. Ông liền viết tấu chương dâng đơn thuốc cho Đường Thái Tông.

Đường Thái Tông uống loại thuốc này và ngay lập tức hết bệnh. Ông liền hạ lệnh cho Tể tướng ban thưởng cho Trương Bảo Tàng chức quan ngũ Phẩm.

Nhưng vị Tể tướng không nghe theo lệnh, hơn một tháng mà ông không soạn chiếu thư ban chức cho Trương Bảo Tàng. Không ngờ, Thái Tông đột nhiên lại mắc bệnh trở lại, ông lệnh cho dùng đơn thuốc cũ và lại được chữa khỏi.

Hoàng thượng hỏi Tể tướng: “Ta từng ban chiếu thăng chức quan ngũ phẩm cho Trương Bảo Tàng, sao đến giờ này vẫn không thấy thụ quan. Nguyên nhân là vì đâu?”

Tể tướng sợ hãi nói: “Lúc Hoàng thượng ban chiếu không có nói rõ là quan văn hay võ ạ!”

Hoàng thượng lúc này đã biết, trước đây có người chữa khỏi bệnh cho Tể tướng đã được làm quan tam phẩm nên tức giận nói: “Vì sao một người chữa khỏi bệnh cho hoàng thượng lại không được ban chức ngang hàng với người đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng? Ta muốn Trương Bảo Tàng làm quan tam phẩm, với những lễ nghi ban chức đầy đủ”. Lúc ấy, vừa tròn 60 ngày kể từ ngày vị hòa thượng kia nói.

Dường như không chỉ sinh tử đời người là đã được định sẵn, mà phú quý của một người cũng là được định sẵn rồi. Cổ nhân có câu “Mệnh lí hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cưỡng cầu” (Điều gì trong mệnh đã được định là có thì nó sẽ đến đúng lúc, nếu điều gì không được định sẵn, thì đừng cưỡng cầu).

(Chuyện được trích từ Thái Bình Quảng ký).

Theo Daikynguyenvn

 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x