Sau cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ chi hơn 500 triệu USD mua súng bảo vệ biên giới

17/01/18, 10:51 Thế giới

6 tháng sau cuộc đối đầu căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc, hôm 16/1 Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này sẽ mua 160.000 khẩu súng với tổng trị giá 553 triệu USD cho quân đội ở các khu vực biên giới có tranh chấp.

Lính Ấn Độ canh gác tại biên giới Kashmir. (Ảnh: AFP)

Trong cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman chủ trì, Hội đồng mua sắm quốc phòng của Ấn Độ (DAC) đã thông qua việc mua 72.000 khẩu súng trường và 93.895 khẩu súng carbine với giá 553 triệu USD.

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay, số vũ khí này sẽ được mua để “giúp lực lượng quốc phòng đáp ứng các yêu cầu trước mắt đối với quân đội triển khai ở biên giới“.

Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu quốc vũ khí lớn nhất thế giới, đã đầu tư hàng chục tỉ USD để hiện đại hóa quân đội thời hậu Chiến tranh Lạnh, nhằm đối phó với các tranh chấp lãnh thổ kéo dài với các nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân: Trung Quốc và Pakistan.

Tranh chấp biên giới Trung – Ấn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2017. Hồi tháng 6/2017, Bắc Kinh đưa công binh và máy móc cơ giới tiến vào Doklam, vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, để xây dựng các công trình giao thông làm dấy lên căng thẳng tại Nam Á.

Ấn Độ sau đó triển khai hàng trăm binh lính tới khu vực. Trong 2 tháng, binh sĩ hai nước đã có những cuộc đụng độ bằng gậy gộc và gạch đá. Chính phủ 2 nước khi đó cũng kiên quyết không nhượng bộ.

Ấn Độ và Pakistan cũng có vùng lãnh thổ tranh chấp tại dãy Himalaya. Vùng đất Kashmir bị chia cắt làm đôi và được quản lý riêng rẽ bởi Ấn Độ và Pakistan, nhưng 2 nước này luôn tuyên bố chủ quyền với toàn bộ khu vực này. Hai nước đã có ba cuộc chiến tranh kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1947, hai trong các cuộc chiến này là do tranh chấp Kashmir.

Hai bên thường cáo buộc lẫn nhau khơi mào cho các vụ đụng độ ở biên giới, dẫn tới cái chết của hàng chục binh sĩ và dân thường. Năm 2016, binh sĩ Ấn Độ và Pakistan bị cuốn vào một số cuộc giao tranh ác liệt dọc Đường ranh giới kiểm soát (đường biên giới chưa chính thức phân chia Kashmir), bất chấp việc 2 nước nhất trí thỏa thuận ngừng bắn.

Theo Zing News

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x