Sau Alibaba và Tencent, Giám đốc điều hành Baidu tuyên bố từ chức
Theo thông tin ngày 8/10, nhân sự Công ty Baidu hay công ty Hữu hạn Kỹ thuật Mạng trực tuyến Bách Độ (Bắc Kinh) đã phát sinh thay đổi, người sáng lập và điều hành công ty là ông Lý Ngạn Hồng tuyên bố từ chức.
Tuyên bố từ chức của ông Lý Ngạn Hồng xuất hiện sau thông báo từ chức của Mã Vân (Jack Ma), ông chủ tập đoàn Alibaba, và Mã Hóa Đằng, ông chủ tập đoàn Tencent Credit.
Ngoài ông Lý, nhân sự Baidu cũng có một số thay đổi khác, bao gồm việc ông Lưu Huy cũng rời bỏ vị trí Phó Chủ tịch, ông Thôi San San sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành.
Kể từ đầu năm 2019, ban quản trị cấp cao của Baidu lần lượt rời bỏ vị trí, bao gồm: Phó Chủ tịch Hướng Hải Long, Phó Chủ tịch Ngô Hải Phong, Phó Chủ tịch Cố Quốc Đống, Phó Chủ tịch Trịnh Tử Bân và Phó Chủ tịch Triệu Thừa.
Tin tức nhiều nơi cho biết, Phó Chủ tịch Vương Lộ cũng sẽ từ chức. Hôm 27/9, trang web video của Baidu là iQiyi đã đăng tin chính thức công bố ban quản trị mới sẽ có sự tham gia của ông Thẩm Đẩu với vị trí Phó Chủ tịch.
Trước diễn biến thay đổi nhân sự của Baidu, vào cuối tháng 9, người sáng lập Tập đoàn Lenovo Liễu Truyền Chí cũng đã rời bỏ vị trí đại diện theo pháp luật của Công ty Legend Holdings.
Được biết, Liễu Truyền Chí là đại diện hợp pháp của 17 công ty trong tập đoàn. Thông tin chính thức trên các website cho thấy, ngoại trừ cổ phần Legend Holdings giao cho bên ngoài nắm giữ, thì các công ty còn lại một là “di chuyển ra ngoại ô” hoặc “xóa sổ”.
Legend Holdings là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn Lenovo, nhưng chỉ nắm giữa ước chừng 25% cổ phần, các cổ đông còn lại bao gồm Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trung tâm Tư vấn Quản lý Liên Trì Chí Viễn Bắc Kinh. Do đó, Tập đoàn Lenovo là một doanh nghiệp phụ thuộc nhà nước.
Loạt sự kiện nói trên cho thấy chính quyền Trung Quốc đang có ý định thay thế hoàn toàn người đứng đầu của các doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ.
Một số nhà bình luận cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã đẩy nhanh sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn quay trở lại thời kỳ “kinh tế kế hoạch” để vượt qua cơn khủng hoảng này.
Thời báo Kinh tế Hồng Kông nhận định, ĐCSTQ đã can thiệp vào các doanh nghiệp tại đặc khu này, họ yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân và công ty nước ngoài thành lập chi nhánh đảng, đồng thời cử người trực tiếp tham gia hoạt động của các doanh nghiệp. Tất cả các dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát các doanh nghiệp, thậm chí hướng đến loại hình “công tư hợp doanh“.
Khải Hoàn (Theo NTDTV)