Quy định bảo lãnh tại ngoại với người tình nghi phạm tội ở Mỹ

30/03/16, 11:42 Thế giới

Luật pháp Mỹ cho phép người tình nghi phạm tội nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại trong thời gian chờ xét xử, nhằm đảm bảo họ hầu tòa đúng thời hạn quy định. Trong vụ của Minh Béo, số tiền bảo lãnh được đưa ra là 1 triệu USD.

Diễn viên Minh Béo.

Theo thông cáo của Văn phòng Biện lý quận Cam, bang California, Mỹ, nam diễn viên Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) đã bị bắt và cáo buộc 3 tội danh, gồm: quan hệ tình dục qua đường miệng với trẻ vị thành niên, toan thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ thực hiện hành vi dâm ô.

Theo biện lý Quận Cam, nếu bị phán quyết vi phạm toàn bộ cáo buộc trong phiên tòa ngày 15/4 tới đây, Minh Béo có thể phải chịu mức án giam 5 năm 8 tháng tại nhà tù bang này. Tuy nhiên, theo luật bang California, nơi bắt giữ nam danh hài, hành vi tấn công, quấy rối tình dục người khác sẽ phải chịu mức án 22 – 40 năm tù giam kèm theo khoản phạt 10.000 – 300.000 USD (khoảng hơn 2 trăm triệu đến 6 tỉ đồng).

Theo luật pháp Mỹ, khi một người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội, người đó sẽ bị lưu giữ ở đồn cảnh sát, có thể bị lấy vân tay và chụp hình. Sau đó, bị cáo được gặp một quan chức tư pháp cấp thấp, có thể là thẩm phán địa phương hay ủy viên hội đồng. Tòa án tối cao Mỹ quy định rằng cảnh sát có thể bắt một người không cần trát và giữ người đó trong vòng 48 giờ, mà không cần phải có một phiên tòa xem xét việc bắt giữ đó có đúng hay không.

Thẩm phán địa phương sau đó sẽ xác định bị cáo có được bảo lãnh tại ngoại hay không, và nếu được thì số tiền bảo lãnh là bao nhiêu. Theo hiến pháp Mỹ, yêu cầu duy nhất đối với số tiền bảo lãnh là nó không được “quá lớn”. Ngoài ra, thẩm phán có quyền từ chối cho bảo lãnh đối với những vụ án nghiêm trọng mà bằng chứng phạm tội có tính thuyết phục cao hoặc khi thẩm phán tin rằng bị cáo sẽ chạy trốn.

Luật bảo lãnh ở Mỹ có sự khác biệt theo từng bang. Một số tiểu bang có quy định bảo lãnh rất nghiêm ngặt để các thẩm phán làm theo, được gọi là “bail schedule”, liệt kê tất cả tội danh và số tiền bảo lãnh gắn với những tội đó.

Với các tội danh liên quan đến tấn công tình dục, theo quy định của quận Cam, số tiền bảo lãnh cho tội hiếp dâm là 100.000 USD, quan hệ tình dục phi pháp với người dưới 18 tuổi là 20.000 USD, quan hệ tình dục bằng miệng với nạn nhân dưới 18 tuổi là 50.000 USD, quan hệ bằng miệng với nạn nhân dưới 14 tuổi trong khi bị cáo lớn hơn nạn nhân 10 tuổi là 100.000 USD, thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi là 100.000 USD

Tuy nhiên, tùy trường hợp, viên chức tư pháp có thể xem xét vụ việc và đưa ra mức bảo lãnh khác với quy định. Các yếu tố được cân nhắc có thể là mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, hồ sơ tội phạm trước đó của bị cáo, xác suất bị cáo sẽ hầu tòa đúng quy định. Với đối tượng phạm nhiều tội danh, tòa chỉ chọn tội danh có mức bảo lãnh cao nhất để xác định số tiền bảo lãnh cuối cùng bị cáo phải chịu, theo quy định của quận Cam.

Có một số hình thức bảo lãnh được sử dụng tại Mỹ. Với hình thức dùng bên thứ ba, một người sẽ đứng ra bảo đảm với tòa án rằng bị cáo nhất định sẽ ra tòa để xét xử đúng kỳ hạn. Thông thường, để thực hiện việc này, bị cáo phải thuê người kinh doanh tiền bảo lãnh (KDTBL) và đưa cho họ một khoản thù lao bằng 10% tiền bảo lãnh.

Nếu bị cáo chịu ra tòa xét xử đúng quy định thì tòa sẽ hủy bỏ khoản tiền bảo lãnh. Còn nếu đến kỳ hạn mà bị cáo vẫn trốn tránh, người KDTBL phải tự nộp toàn bộ tiền bảo lãnh cho chính quyền bang.

Một hình thức bảo lãnh khác là bảo lãnh phần trăm, bị cáo sẽ chỉ đặt cọc một phần tiền bảo lãnh, thường là 10%, với thư ký tòa.

Trong một số trường hợp, tòa có thể yêu cầu hình thức bảo lãnh tiền mặt. Bị cáo phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh bằng tiền mặt, tòa sẽ giữ số tiền này cho đến khi vụ án được phán quyết. Tòa thường áp dụng hình thức này với những bị cáo có khả năng bỏ trốn cao hay với những bị cáo không xuất hiện ở phiên điều trần sơ bộ.

Một biện pháp thay thế bảo lãnh là giải phóng bị đơn bằng cam kết trước tòa, về cơ bản là một lời hứa của bị đơn sẽ quay lại tòa án vào ngày xét xử và không tham gia bất kỳ hành vi phạm tội nào trong quá trình tại ngoại. Tòa vẫn sẽ đưa ra mức tiền bảo lãnh nhưng bị cáo không phải trả trừ khi tòa yêu cầu.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x