Quan trường TQ: Tập Cận Bình được Bộ Chính trị tung hô là “Lãnh tụ nhân dân”

02/01/20, 09:37 Trung Quốc

Từ ngày 26 đến 27/12, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức “Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ”. Theo thông báo chính thức có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình được Bộ Chính trị trao tặng danh hiệu “Lãnh tụ nhân dân”, thu hút sự chú ý của giới quan sát.

Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình được Bộ Chính trị trao tặng danh hiệu “Lãnh tụ nhân dân”, thu hút sự chú ý của giới quan sát.
Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình được Bộ Chính trị trao tặng danh hiệu “Lãnh tụ nhân dân”, thu hút sự chú ý của giới quan sát. (Ảnh: Xinhua)

Theo các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, gần cuối năm 2019, từ ngày 26 đến 27/12, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức “Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ” với chủ đề “Không quên tâm nguyện ban đầu, luôn ghi nhớ sứ mệnh”. Các thành viên của Ủy ban Thường vụ và Bộ Chính trị từng người một lần lượt “kiểm tra, đối chiếu và tham luận” (hay còn gọi là ‘phê và tự phê’).

Được biết, “Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ” của ĐCSTQ đã có từ lâu, nhưng trong những năm gần đây, kể từ năm 2015, thành viên cấp cao nhất của Bộ Chính trị ĐCSTQ đã triển khai đồng thời đưa cuộc họp trở thành thông lệ. Ông Tập Cận Bình cũng coi “Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ” là một hình thức quan trọng để thúc đẩy phong trào cải chính của đảng và thiết lập quyền lực địa vị của một cá nhân trong đảng.

Giới quan sát bên ngoài nhận thấy rằng, lần đầu tiên tại cuộc họp này, 24 ủy viên đã gọi Tập Cận Bình là “Lãnh tụ nhân dân”. Tại “Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ” của Bộ Chính trị vào tháng 12/2018, người ta gọi ông Tập là “lãnh tụ” và khen ngợi ông với những ca từ mĩ miều là: “Xứng đáng là nòng cốt của Trung ương Đảng và là nòng cốt của toàn Đảng”, còn lần này, từ “nhân dân” đã được thêm vào trước từ “lãnh tụ” (Nguyên văn: “人民领袖”).

Theo phương tiện truyền thông của ĐSCTQ, đây không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ gọi ông Tập Cận Bình là “Lãnh tụ nhân dân”. Trước đó, khi Tân Hoa Xã đăng một bài báo sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ năm 2017, đã đề cập rằng “Tập Cận Bình là lãnh tụ của nhân dân”. Sau đó, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là “Nhật báo Nhân dân” và CCTV, với tư cách là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã tung ra video ngắn “Lãnh tụ nhân dân” vào tháng 2/2018. Nhưng đây là lần đầu tiên danh xưng này được sử dụng trong một cuộc họp của Bộ Chính trị.

Theo phân tích có liên quan, trong lịch sử ĐCSTQ, chỉ có Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong chính thức được gọi là “lãnh tụ”. Và lần này gọi Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân”, sau khi kế tục “nòng cốt Tập”, “tư tưởng Tập”, đã đánh dấu bước ngoặt trong vị thế lãnh đạo của Tập.

Trong lịch sử ĐCSTQ, chỉ có Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong chính thức được gọi là "lãnh tụ". Lần này gọi Tập Cận Bình là "lãnh tụ nhân dân" đã đánh dấu bước ngoặt trong vị thế lãnh đạo của Tập.
Trong lịch sử ĐCSTQ, chỉ có Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong chính thức được gọi là “lãnh tụ”. Lần này gọi Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân” đã đánh dấu bước ngoặt trong vị thế lãnh đạo của Tập. (Ảnh: RFA)

Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal lại phân tích rằng, danh hiệu mới của Tập Cận Bình không tiếp tục mở rộng quyền lực thực sự của ông, mà tượng trưng cho sự thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình trước những thách thức kinh tế và chính trị trong và ngoài nước.

Đáp lại thông tin về danh hiệu mới của ông Tập Cận Bình, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Hoa Kỳ Ben Sasse đã lên tiếng chất vấn: “Nếu ông Tập Cận Bình là ‘Lãnh tụ nhân dân’, thì ai là ‘Nhân dân’?“. Ông chỉ ra rằng “nhân dân” mà Tập Cận Bình nói, không phải là người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giáo dục, cũng không phải là các học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội tạng, càng không phải là các bé gái bị bỏ rơi theo chính sách bắt buộc một con của Trung Quốc, mà chính là ĐCSTQ.

Ngô Cường, cựu giảng viên khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói rằng, Tập được “đội” cho danh hiệu “Lãnh tụ nhân dân”, dường như là để truyền đạt cho công chúng nhằm nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho địa vị mang tính hợp pháp này, và ngăn chặn sự bất mãn trong nội bộ đảng dưới danh nghĩa “nhân dân”.

Theo Ryan Manuel, người đứng đầu “Official China”, một chương trình nghiên cứu phân tích Trung Quốc và các tài liệu của Trung Quốc cho rằng, danh hiệu “lãnh tụ nhân dân” có nghĩa là Tập Cận Bình cần các thành viên ĐCSTQ công khai khẳng định quyền lực của ông ta.

Đài phát thanh quốc tế Pháp chỉ ra rằng, năm vừa qua là năm khốc liệt nhất đối với các cuộc xung đột kinh tế và thương mại của Trung-Mỹ, và cũng là năm mà các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông kéo dài nhất, tăng trưởng kinh tế (GDP) của Trung Quốc có thể không thể “giữ mức 6” trong năm tới, nhưng Tập Cận Bình vẫn không “tự kiểm điểm” mình trong Hội nghị Sinh hoạt Dân chủ.

Trong khi đó, các thành viên khác của Bộ Chính trị lo sợ bị gắn mác là “kẻ hai mặt” và “giả trung thành”, nên chỉ có thể để hội nghị biến thành đại hội “tung hô” Tập, ca ngợi quyết sách của Tập Cận Bình là “nhìn xa trông rộng”, và cái danh hiệu “lãnh tụ nhân dân” cũng từ đó mà ra.

Hồ Bình, biên tập viên danh dự của “Beijing Spring”, phân tích lý do tại sao danh hiệu mới của Tập Cận Bình lại thêm từ “nhân dân” vào trước “lãnh đạo”, đó là vì quyền lực của ĐCSTQ không đến từ người dân, hoàn toàn bỏ qua trình tự tuyển cử bỏ phiếu thể hiện quyền lực quyết định của nhân dân. Vì vậy, “nhân dân” ở đây là bịa đặt. Bởi thế nên, ĐCSTQ cần phải nâng từ hai từ “nhân dân” lên thật cao, và “kêu” cho thật hay.

Hồ Bình cho biết, trong sự kiện Lục Tứ (ngày 4/6/1989), nhiều người đã xuống đường biểu tình và yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài một đảng. Trong đó có một câu khẩu hiệu đơn giản đó là: “Chúng tôi mới là nhân dân“. Chỉ riêng câu này đã phủ nhận tính hợp pháp trong sự cai trị của ĐCSTQ.

Ông cho biết, ĐCSTQ luôn tự xưng là tổ chức quyền lực để bảo vệ nhân dân, nhưng đâu là nhân dân thì không do nhân dân quyết định mà do Trung ương ĐCSTQ quyết định, còn tiêu chuẩn đánh giá ý thức nhân dân là mức độ ủng hộ ĐCSTQ, như vậy để ĐCSTQ mãi được đóng vai trò là lực lượng bảo vệ “nhân dân”. Nếu ĐCSTQ phủ nhận đây là trò mị dân thì họ phải thừa nhận nhân dân có quyền tự do chọn lựa bày tỏ ý kiến, nếu điều này được thực hiện thì đồng nghĩa tính hợp pháp chính trị mà ĐCSTQ tự xưng cũng sẽ bị sụp đổ.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x