Phỏng vấn người dân trong đại dịch: “Em sẽ theo anh sau khi anh mất”

25/04/20, 12:26 Cuộc sống

Ngày 11/4 phóng viên Gu Xiaohua của thời báo Epoch Times Trung Quốc, đã phỏng vấn Chen về câu chuyện bi kịch của bà trong đại dịch. Cuộc phỏng vấn đã được biên tập lại rõ ràng như sau.

Người vợ đuổi thơ chiếc xe chở thi thể chồng.
Một người vợ đuổi theo chiếc xe chở thi thể chồng. (Ảnh qua Weibo)

Người phụ nữ kể lại, quãng thời gian chồng bà nhiễm virus Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cuộc chiến đơn độc của bà trong trung tâm virus Vũ Hán.

Bà Chen, 67 tuổi là chủ một cửa hàng phụ tùng ô tô. Bà nhiễm virus ĐCSTQ từ người chồng đã qua đời vào ngày 11/2. Thời điểm phỏng vấn là lúc bà đang bị cách ly được 4 ngày.

Phóng viên: Chồng bà bị ốm lúc nào? Vào tháng 1 sao?

Bà Chen: Ông ấy bị sốt vào ngày 30/1, nhưng không có chỗ nào để đi, mọi phòng khám đều chật cứng vì quá nhiều bệnh nhân. Ngay cả hành lang bệnh viện cũng chật kín người, chúng tôi ở gần bệnh viện phía Tây Vũ Hán.

Tôi đưa ông ấy đi viện bằng xe máy. Trước chúng tôi, có những người đã chờ khám cả ngày trời. Bốn ngày sau đó, tôi đã chở ông ấy đến bệnh viện chỉ để tiêm, rồi sau đó lại đưa về. Phải mất cả ngày chỉ để tiêm và lấy thuốc. Ngày thứ tư, ông ta quá yếu, không thể ngồi xe máy. Tôi phải buộc ông ấy bằng một sợi dây để không bị ngã xuống đường.

Ngày thứ năm, ông không di chuyển được nữa. Lúc đó, chúng tôi đang ở trong bệnh viện. Tôi về nhà lấy chăn và tạm để ông ở hành lang. Trước khi về, tôi xếp ghế làm một cái giường tạm và đắp chăn cho ông ấy. Nhưng ông ta cứ bị ngã xuống, y tá không thể giúp được vì họ cũng rất bận và mệt mỏi. Cuối cùng, lãnh đạo bệnh viện đã thông cảm và sắp xếp một phòng bệnh cho chúng tôi.

Khi tôi trở lại phòng bệnh, y tá rất tức giận. Cô ấy yêu cầu người nhà phải chăm sóc bệnh nhân. Trước đó mấy hôm, tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và sốt. Tôi nghĩ chồng tôi đã bị liệt. Ông ấy hầu như không thể cử động ngón tay, không nói được tiếng nào, cũng không uống nước. Vì đang ở đây chăm sóc chồng, nên sẵn tiện tôi đã đến khoa ngoại để hẹn khám cho mình, sau đó phải dành cả ngày để làm các xét nghiệm, tôi cảm thấy tuyệt vọng và nghĩ sẽ sớm ra đi sau khi chồng tôi mất. Tôi nói với ông ấy: “Em sẽ theo anh sau khi anh mất”. 

Hôm sau, bệnh viện chuyển ông ấy sang một khu vực khác. Tôi mừng vì nghĩ ông ấy vẫn ổn. Nhưng chưa đầy hai tuần, chồng tôi đã qua đời. Trước khi chết, ông ấy đã mất vị giác. Ông phải dùng máy thở để giữ mạng sống, nhưng vẫn có thể uống một ngụm nước khi móc máy thở vào.

Tôi nhớ rất rõ đó là buổi tối 10/2. 9 giờ sáng hôm sau, bệnh viện báo với tôi rằng ông ấy đã qua đời. Họ muốn tôi ký vào một tờ giấy, vào lúc đó tôi rất mệt, tôi nghĩ lúc này ký để làm gì? Họ muốn làm gì thì làm, hãy để chính phủ quyết định. Ông ấy mất rồi, chẳng thay đổi được gì nữa.

người dân xếp hàng chờ khám bệnh tại bệnh viện hội chữ thập đỏ thành phố Vũ Hán.
Người dân xếp hàng chờ khám bệnh tại bệnh viện hội chữ thập đỏ thành phố Vũ Hán. (Ảnh qua AFP)

Phóng viên: Bà có uống thuốc không?

Bà Chen: Tôi uống thuốc trong ba ngày. Tôi nghĩ tôi không thể về nhà vì sẽ lây cho con, vì vậy tôi ở lại bệnh viện. Không có thức ăn, thành phố bị phong tỏa, tôi phải  đeo khẩu trang và đến một cửa hàng gần đó để mua mì ăn liền. Tôi rất cẩn thận, mặc đồ bảo hộ để không lây bệnh cho người khác. Vào đêm thứ ba, tôi được thông báo có thể đến bệnh viện Chữ Thập Đỏ

Bệnh viện này chật cứng người, tôi ở lại qua đêm và bác sĩ cũng đã kê đơn thuốc. Tôi cần thở oxy nhưng bình trống rỗng. Những bình còn oxy thì nó lại không có ống thở, y tá bảo tôi tự tìm. Mặc dù mệt mỏi nhưng tôi vẫn phải tự lê bước đi, đến khi tìm được y tá mới cắm nó vào bình giúp tôi.

Tối hôm sau, tôi được chuyển đến bệnh viện tạm thời trong sân vận động. Lúc đó, tôi cảm thấy mình quá yếu, thậm chí không thể đi bộ đến phòng vệ sinh. Nhưng sau khi kiểm tra lại sức khỏe, bác sĩ đã chuyển tôi trở lại bệnh viện phía tây Vũ Hán, tôi ở đó thêm mười ngày nữa.

Phóng viên: Điều trị tại bệnh viện đó như thế nào?

Bà Chen: Tôi thấy dạ dày không được tốt lắm, bị tiêu chảy vài ngày. Tôi đã được tiêm đủ loại thuốc hơn 10 ngày, cuối cùng mới khá hơn một chút. Lúc ở bệnh viện tạm thời, mỗi khi đi lại cảm thấy khó thở liên tục. Khi đến bệnh viện phía Tây Vũ Hán tôi mới cảm thấy tốt hơn”. Hiện giờ đang là thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày, hôm nay là ngày thứ tư, tôi vẫn còn mười ngày nữa.

Phóng viên: Còn có gì trong bệnh viện khiến bà chú ý?

Bà Chen: Trong thời gian hai tuần chúng tôi ở bệnh viện, đã chứng kiến những cái chết liên tiếp. Khi chồng tôi nhập viện, người chết được đưa đi mỗi ngày. Có người chết ngay sau khi họ vừa đến, tất cả đều đi rất nhanh, quá nhiều người chết. Tôi đã tỉnh ngộ và nhận ra tiền là vô dụng, tôi muốn sống một cuộc sống trọn vẹn. Hiện đã 67 tuổi nhưng tôi muốn sống lâu hơn nữa, được sống quả là một điều may mắn.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn, tôi phải mạnh mẽ, nhưng chúng tôi phải sống như thế nào khi những người chưa bao giờ bị nhiễm virus Vũ Hán đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi là ma quỷ vậy,  với chúng tôi thì đó là một cuộc sống khốn khổ.

Bà Chen chia sẻ, chính phủ nên cho phép chúng tôi lên tiếng thể hiện sự bất bình của mình. Làm sao chúng tôi có thể tiếp tục sống? Và sẽ sống như thế nào? Khi người dân Vũ Hán nhiễm virus đang bị phân biệt đối xử. Dù có hay không nhiễm virus, đối với chúng tôi hiện thực này đều cay đắng và đau đớn.

Việt Anh (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x