Phong thành 40 ngày không có viện trợ, người dân Vũ Hán rơi vào tình cảnh khốn cùng
Kể từ ngày 23/1, toàn bộ người dân Vũ Hán đã bị “nhốt” 40 ngày trong thành phố. Hàng chục triệu công dân Vũ Hán không chỉ sống trong nỗi sợ lây nhiễm virus mỗi ngày mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nhu yếu phẩm cơ bản. Trong khi đó hàng viện trợ từ khắp nơi trên đất nước lại bị quan chức địa phương giữ lại, thậm chí là đổ vào hố rác.
Việc phong tỏa thành phố chưa được dỡ bỏ. Thành phố Vũ Hán với dân số hơn 11 triệu người đã bị phong tỏa hoàn toàn trong hơn 40 ngày. Kể từ ngày 16/2, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp quản lý khép kín 24 giờ toàn diện và nghiêm ngặt nhất cho tất cả cư dân, yêu cầu tất cả cư dân không được ra ngoài. Thuốc và các vật dụng thiết yếu chỉ có thể nhờ ban quản lý khu phố sắp xếp cho mọi người mua sắm và phân phối tập trung.
Ngày 3/3, ông Phùng, một công dân Vũ Hán nhận lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết, hiện nay vấn đề lớn nhất mà người dân phải đối mặt là vấn đề sinh hoạt. Ông nói: “Sau Tết Nguyên đán, mọi người trong túi đều trống rỗng. Dựa vào nguồn cung cấp phân phối đều phải trả chi phí rất cao”.
Ông cho biết, chính phủ Hồng Kông đã hỗ trợ tài chính cho mỗi hộ gia đình ở Hồng Kông, hy vọng chính phủ Vũ Hán cũng có thể phân phát một số khoản hỗ trợ tài chính cho người dân địa phương như vậy.
Ông Phùng còn cho biết, có tin nói rằng, các tổ chức từ thiện và doanh nghiệp trên toàn quốc đã quyên góp hàng tỷ nhân dân tệ (NDT) tiền mặt cho Vũ Hán, chính quyền địa phương nên công khai việc sử dụng các quỹ này.
Ông Phan, một tình nguyện viên Vũ Hán cũng nói với RFA rằng, khắp nơi trên cả nước đều giang tay giúp đỡ Vũ Hán – nơi dịch bệnh diễn ra tồi tệ nhất, nhưng người dân Vũ Hán không nhận được gì hết.
Ông nói: “Toàn quốc nỗ lực hỗ trợ Vũ Hán, nhưng trợ cấp cho ai ở Vũ Hán? Tôi không biết. Có thể đã trợ cấp cho Bệnh viện cabin Vũ Hán hay bệnh nhân. Những có lẽ chưa trợ cấp cho 10 triệu người Vũ Hán. Bởi vì tiền và đồ dùng trợ cấp không đến tay người dân”.
Video: Nhân viên đô thị ở Hồ Bắc cướp vật tư cứu nạn?
Ông Phan cho biết, vật giá ở Vũ Hán gần đây rất cao, cơ bản không phải là “đồ tốt giá rẻ” được tuyên truyền bởi CCTV. Ông nói thẳng: “Đã phong thành 40 ngày rồi, giá cả ở Vũ Hán đã mất kiểm soát, nhưng phó thị trưởng Vũ Hán lên mạng nói rằng, một cân thịt nạc được bán với giá 10 NDT, cái gì mà thịt nhà nước dự trữ 18,5 NDT một cân, 27,5 NDT một cân, nhưng chất lượng như thế nào thì họ không dám đảm bảo. Vấn đề quan trọng nhất là trong 40 ngày này người dân không có thu nhập và không có lương thực dự trữ”.
Trước đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã vượt tường lửa và tiết lộ trên mạng xã hội Twitter rằng, sau khi phong tỏa Vũ Hán, cuộc sống của người dân gặp khó khăn, nhưng quan chức lại được hưởng đặc quyền.
Cuối tháng 2, từng có cư dân mạng Vũ Hán tiết lộ trên Twitter rằng, một số cơ quan chức năng liên quan ở Vũ Hán bị nghi ngờ là “trục lợi khi đất nước khó khăn”. Những thực phẩm như rau quả và trái cây tỉnh khác tiếp viện cho người dân ở Vũ Hán bị các cơ quan như đồn công an và quản lý đô thị giữ lại, thậm chí một số lượng lớn rau bị tiêu hủy và vứt đi.
Một video được phát tán ở nước ngoài cho thấy, có người đổ từng túi củ cải trắng, cà rốt hoặc rau xanh, và thậm chí cả thịt vào thùng rác, có người trực tiếp đào hố để chôn lấp.
Video: Cả một xe tải chở rau củ đã bị đổ xuống hố rác
Ông Vương, tình nguyện viên tại Vũ Hán nói trong cuộc phỏng vấn với RFA vào ngày 27/2: “Những vật dụng viện trợ, rau quả tươi, thịt, v.v được quyên tặng từ khắp nơi trên cả nước, mọi người gửi đồ tới Hồ Bắc, không ai đi tiếp nhận, đều hỏng và thối rồi. Tại sao? Vì bọn họ (chính quyền) phải đảm bảo cung cấp đủ cho các siêu thị nước ngoài, tập thể và các cơ quan nhà nước. Nếu những đồ miễn phí này đến tay người dân, vậy không phải ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhóm lợi ích hay sao?”.
Ông Vương cho biết, các quan chức cơ bản không quan tâm đến cuộc sống của người dân. Bọn họ để bảo đảm cho việc buôn bán của mình được thuận lợi mà thiết lập tầng tầng các trạm kiểm soát, cố gắng hạn chế để thực phẩm viện trợ bên ngoài vào Vũ Hán. “Hiện tại rất nhiều siêu thị đều tiến hành mua hàng theo nhóm khắp nơi, dùng phương thức mua theo gói để bán hàng, mục đích cuối cùng là thu lợi từ cả lợi nhuận và thuế”.
Ông Đường, một tình nguyện viên tại Vũ Hán cũng nói rằng, nhiều đồ viện trợ Vũ Hán cuối cùng không rõ đi về đâu: “Hơn 90% tất cả đồ viện trợ cho Vũ Hán không đến tay người dân. Hôm đó bọn họ bị lộ ra một đoạn video, (rau) thà bị thối cũng không để người dân ăn. Đây là một thực tế không thể chối cãi”.
Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đã nhiều sự việc tương tự xảy ra. Chẳng hạn, hàng trăm tấn rau do thị xã Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông tặng cho Vũ Hán bị bán lại cho các siêu thị, 40.000 khẩu trang mà Tập đoàn Bebeto tặng cho Hoàng Cương “không cánh mà bay”, rau do Quý Châu tặng Ngạc Châu bị hỏng trong kho, cư dân mạng Quảng Tây mua trực tuyến 4000 khẩu trang, không ngờ là hàng cứu trợ từ Hội Công đoàn Vũ Hán.
Thậm chí vợ giám đốc đồn cảnh sát thành phố Ngạc Châu tỉnh Hồ Bắc ngang nhiên đăng tải video lên phương tiện truyền thông xã hội khoe rằng rau quả chồng bà mang về ăn không hết, còn chế giễu chồng người khác không phải là quan chức. Hậu quả là khiến dư luận Trung Quốc tức giận và bị cư dân mạng “ném đá” dữ dội.
Video: Người nhà của một cảnh sát khoe khoang được chia vật tư, ăn không hết
Minh Huy (Theo NTDTV)