“Phòng khám ngầm”: Người biểu tình thà chịu đau chứ không đến bệnh viện công

18/10/19, 11:55 Trung Quốc

Phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã bước sang tháng thứ 5, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng chính phủ Hồng Kông kiên quyết trấn áp thay vì ngồi vào bàn đàm phán. Người biểu tình liều chết chống lại, số người bị thương không đếm xuể. Tuy nhiên, cảnh sát Hồng Kông lạm bắt người, ngay cả bệnh viện công lập cũng không bỏ qua. Vậy nên, những người biểu tình cần đến sự trợ giúp của những “phòng khám ngầm”.

Trong những tuần gần đây, số người biểu tình bị thương đã tăng vọt, mức độ thương tích cũng ngày càng nghiêm trọng.
Trong những tuần gần đây, số người biểu tình bị thương đã tăng vọt, mức độ thương tích cũng ngày càng nghiêm trọng. (Ảnh: Oneplusnews)

Với sự leo thang trấn áp bạo lực không điểm dừng của chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ, áp lực đối với người biểu tình cũng tăng lên. Trong những tuần gần đây, số người biểu tình bị thương đã tăng vọt, mức độ thương tích cũng ngày càng nghiêm trọng.

Theo hãng tin AP, rất nhiều tổ chức bác sĩ “phòng khám ngầm” đã triển khai hoạt động khám chữa thiện nguyện cho những người biểu tình bị thương. Số lượng người được chữa trị lên đến 300 – 400 người, bao gồm những người đứt gãy xương, trật khớp, vết thương hở, ho ra máu vì hít phải hơi cay.

Hiện tại, độ tín nhiệm của người dân đối với các cơ quan chính phủ Hồng Kông đã xuống rất thấp, việc thống kê số người bị thương và nhân viên chăm sóc sức khỏe gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thông qua các cuộc phỏng vấn, quy mô số người tiếp nhận hoạt động khám chữa bệnh “ngầm” vượt xa trí tưởng tượng. Điều này cũng cho thấy sự ủng hộ nhất định của xã hội đối với người biểu tình.

Nữ bác sĩ thực tập họ Hoàng làm việc tại một bệnh viện công lập lớn cũng tham gia hoạt động này cho biết, trưởng phòng của cô cũng không biết cô tham gia “phòng khám ngầm”. Cô thường làm việc vào cuối ca trực ở bệnh viện, khi đó cô căn cứ theo những bức ảnh do người biểu tình cung cấp để tiến hành chuẩn đoán sơ bộ. Sau đó, cô sẽ liên hệ với các bác sĩ thông qua mạng lưới liên lạc “phòng khám ngầm” để sắp xếp tư vấn và điều trị cho người biểu tình. Bác sĩ Hoàng đã từng sắp xếp điều trị cho một người biểu tình 22 tuổi vị gãy tay, ngoài ra còn có hai người khác cần phải khâu vết thương.

Với sự leo thang trấn áp bạo lực không điểm dừng của chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ, áp lực đối với người biểu tình cũng tăng lên.
Với sự leo thang trấn áp bạo lực không điểm dừng của chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ, áp lực đối với người biểu tình cũng tăng lên. (Ảnh: Gizmodo)

Khi phong trào biểu tình vừa mới bắt đầu, bác sĩ Hoàng ở tiền tuyến hỗ trợ người biểu tình bị thương. Tuy nhiên đến cuối tháng 7, cô nhìn thấy xu hướng chấn thương ngày càng nghiêm trọng của người biểu tình, nên đã tham gia mạng lưới liên lạc “phòng khám ngầm” qua Telegram.

Cô Hoàng cho biết, những người biểu tình không tin tưởng chính phủ, cho nên họ cố gắng chịu đựng đau đớn mà không đến bệnh viện chữa trị vì sợ bị bắt.

Ngoài ra, các nhân viên y tế của phòng khám ngầm cũng tiến hành điều trị sơ bộ cho người biểu tình giúp họ cầm cự. Sau đó vài ngày người biểu tình sẽ tự đến bệnh viện công để điều trị, như vậy trong quá trình thăm khám sẽ không bị phát hiện là bị thương do biểu tình.

Hôm 7/10, “phòng khám ngầm” xem bệnh cho một người biểu tình 20 tuổi nghi bị đạn cao su bắn vào phía sau cổ, nên có vết thương tròn khiến cậu không thể nuốt được, mạng lưới “phòng khám ngầm” nhanh chóng tìm được một bác sĩ điều trị cho cậu ta.

Hãng AP cũng đề cập với các cơ quan bệnh viện công lập ở Hồng Kông về việc người biểu tình lo ngại bị bắt giữ khi đang chữa trị tại những bệnh viện công, phía cơ quan chủ quản đã nhấn mạnh họ rất xem trọng quyền riêng tư của người bệnh, cũng đã yêu cầu đơn vị chấp pháp phải tôn trọng trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, những lời nói này vẫn chưa đủ để trấn an người biểu tình.

Cảnh sát Hồng Kông ngày càng mạnh tay trong việc trấn áp người biểu tình.
Cảnh sát Hồng Kông ngày càng mạnh tay trong việc trấn áp người biểu tình. (Ảnh: Shutterstock)

Một người biểu tình 18 tuổi bị trúng lựu đạn hơi cay hôm 1/10, đã lựa chọn đến “phòng khám ngầm” để điều trị bởi cô sợ bị bắt nếu đến bệnh viện công lập. Cô nói: “Tôi không thể tin tưởng chính phủ, họ sẽ dùng đủ mọi thủ đoạn để tìm ra người biểu tình”.

Người biểu tình bị cảnh sát đánh gãy tay, đã không thể đến bệnh viện để được chụp X-quang, kết quả là xương cẳng tay trái bị trật khớp. Cậu cho biết, nhiều người bạn của cậu đã bị cảnh sát bắt giữ trong lúc đang điều trị y tế.

Vào ngày diễn ra biểu tình hôm 6/10, một người biểu tình nói: “Bệnh viện công có cảnh sát”. Trước đây, cậu bị thương do đạn cao su bắn vào nách phải, và cậu đã phải tìm một phòng khám tư thông qua Telegram.

Một phụ nữ mang thai 19 tuổi đã bị bắt vì tham gia biểu tình, khi cô đang nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Đồn Môn (Tuen Mun), hai cảnh sát túc trực bên giường giám sát cô. Điều này đã khiến người biểu tình không còn đặt niềm tin vào việc điều trị tại các bệnh viện công lập.

Người biểu tình Hồng Kông không còn tin tưởng khi vào chữa trị trong các bệnh viện công, mà tới các phòng khám ngầm hoặc tự chịu đựng.
Người biểu tình Hồng Kông không còn tin tưởng vào các bệnh viện công, mà tới các phòng khám ngầm hoặc tự chịu đựng. (Ảnh: Getty Images)

Một bác sĩ ủng hộ “phòng khám ngầm” nói, tận mắt chứng kiến người biểu tình không màng tính mạng của họ để bảo vệ tự do, nên đã cảm động mà quyết định tham gia đội ngũ thiện nguyện, hỗ trợ người biểu tình.

Một bác sĩ Trung y nói: “Những cô cậu này tất cả đều vì một thời đại tự do mà liều mình, còn chúng tôi đây cũng như những người Hồng Kông không đủ dũng khí để bước xuống đường, nên chỉ còn cách giúp họ điều trị vết thương”.

Một bác sĩ Trung y giấu tên tham gia “phòng khám ngầm” cho biết, cô đã điều trị cho 60 – 80 người biểu tình bị thương, số người bị thương vì đạn hơi cay, hoặc các loại đạn do cảnh sát chống bạo động bắn. Cô dùng biện pháp châm cứu để dứt cơn đau, và không thu bất kì khoản phí nào.

Chính quyền Hồng Kông vào đầu tháng 10 cho biết, tính từ tháng 6 đến tháng 10 đã có khoảng 400 cuộc biểu tình, trong đó có 1.235 người bị thương đến điều trị tại bệnh viện công lập. Số liệu thống kê này không bao gồm những người biểu tình bị thương đã tham gia điều trị ở “phòng khám ngầm” và cũng không bao gồm những người biểu tình bị thương nhưng cố chịu đau mà không chữa trị.

Khải Hoàn (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x