Phơi bày mật lệnh đàn áp ngày 4/6/1989, giống như người Nhật thảm sát tại Nam Kinh

04/06/20, 09:32 Trung Quốc

Năm nay là kỷ niệm 31 năm sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), tờ Vision Times đã nhận được những tin tức độc quyền từ cựu quân nhân Trung Quốc về các mệnh lệnh trong cuộc đàn áp Lục Tứ, cho thấy mức độ tàn ác của chính quyền ĐCSTQ đối với chính người dân của mình.

Hàng ngàn người tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn biểu tình đòi quyền dân chủ vào ngày 2 tháng 6 năm 1989.
Hàng ngàn học sinh sinh viên tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn biểu tình đòi quyền dân chủ vào ngày 2 tháng 6 năm 1989. (Ảnh qua CNN)

Để bảo vệ sự an toàn của người cung cấp tin, tên và thông tin chi tiết của những người liên quan sẽ không đề cập tới. 

Cựu chiến binh này đã nói rằng vào ngày 3/6, mọi người còn nhận được mệnh lệnh nói rằng, nếu bị đánh cũng không được đánh lại, bị mắng cũng không được mắng lại, nhưng vào buổi tối hôm đó quân đội đã nhận được lệnh: trực tiếp dùng xe bọc thép để nghiền nát các sinh viên; đối với những người chặn xe tăng, thì trực tiếp kéo thẳng vào trong xe và “bôi cổ” (cắt động mạch bằng dao quân sự) trước khi ném họ ra ngoài.

Cựu chiến binh cho biết: “Khi quân đội Hà Bắc XX ăn xong vào buổi trưa ngày hôm đó, đột nhiên có lệnh tập hợp khẩn cấp, nhưng chỉ huy không nói rõ bất cứ nhiệm vụ nào. Sau đó chúng tôi trực tiếp đến Bắc Kinh trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu. Đêm đó, chúng tôi hễ gặp người (sinh viên) thì liền kéo họ vào trong xe tăng, dùng giày da, dùng chân dẫm đạp lên xương sườn của họ”.

Ông cũng cho biết rằng, còn có một sĩ quan nữa đã trực tiếp tham gia vào vụ thảm sát các sinh viên và cũng là một nhân chứng sống. Ông nói: “Anh ấy là người chỉ huy vào thời điểm đó, tất cả họ đều đã ký lệnh sinh tử. Buổi tối hôm ấy, một số người đã bị xe bọc thép của họ trực tiếp cán qua thân. Điều này đều được giữ bí mật đến hết cuộc đời”.

“(CCTV) đã thông báo trên các phương tiện truyền thông rằng, quân đội được lệnh bị đánh cũng không đánh lại, bị mắng cũng không được mắng lại, nhưng tất cả chỉ là đưa tin. Làm thế nào có thể không chống trả khi bị đánh hay mắng?

Trên thực tế, quân đội đã dùng dao đâm từng người một, ở trên (xe tăng) cứ tới một người, là bóp cổ một người; lên một người, là bóp cổ một người. Những người tham gia quân ngũ như chúng tôi, đối với những sinh viên bình thường này chỉ cần quàng tay qua là có thể quật ngã xuống, rất dễ dàng. Chưa kể quân đội đã dùng dao để đâm, một con dao gọt hoa quả (cắt động mạch) người đó một cái là chết ngay lập tức”.

“Anh ấy (người chỉ huy) đã khóc khi nhắc đến điều này. Anh ấy khóc vì điều gì? Anh nói rằng, giống như các cựu chiến binh Nhật Bản của vụ thảm sát Nam Kinh năm ấy, khi anh ấy nhắc đến điều này anh ấy đã muốn khóc, anh nói điều đó thật tàn nhẫn! Điều đó thật tàn nhẫn!”.

“Sau sự việc này, anh ấy trở về nhà và xin vào làm ở một công ty gas để có thể bình ổn tâm lý, hiện anh ấy đang là một ‘ông chủ lớn’. Nhưng lúc đó có một điều khác biệt mà anh không muốn người khác biết, chính là tiền lương hàng tháng của anh ấy được công ty trả đặc biệt cao. Anh ấy còn không dám đến Quảng trường Thiên An Môn, mà chỉ dám đứng nhìn trước đường lớn”.

Số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người.
Trong sự kiện Lục Tứ, quân đội Trung Quốc đã giết chết ít nhất 10.000 người. (Ảnh qua ĐKN)

Người cựu chiến binh còn nói rằng ông đã gặp một ông lão người Hà Nam ở Bắc Kinh: “Ông ấy đã tìm kiếm con trai của mình ở Bắc Kinh trong 4 năm. Đứa con của ông chỉ vì đến xem náo nhiệt vào thời điểm ngày 4/6 nhưng cuối cuối lại mất tích, sống không thấy người chết không thấy xác. Ông căn bản không thể tìm thấy thông tin gì về đứa con này từ các cơ quan nhà nước. Nếu còn sống thì đứa con đó cũng đang ở độ tuổi 40 hoặc 50”. 

Vị cựu binh cũng tiết lộ rằng ông đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2008. Ông nói: “Khi tôi gia nhập đảng, tôi tràn đầy niềm tin để đi theo đảng, tôi đã cống hiến thanh xuân và cuộc sống của mình cho đảng. Nhưng sau rất nhiều những trải nghiệm, giờ tôi đã hiểu rõ tất cả. Cái đảng này không cần cũng được!”.

Ông nói: “Trước kia tôi từng có nhiều ước mơ. Nhưng bây giờ tôi không còn mơ ước nào cả, tôi chỉ muốn sống một cuộc sống yên bình và an toàn”. 

Vào ngày 21/5 khi phiên họp “Lưỡng hội” đang được tổ chức, lúc 3:49, trời bỗng nhiên tối sầm. Ông nói: “Lúc đó, tôi cảm thấy năm nay là một năm thảm họa, thảm họa đang dần đến. Sấm sét trên trời giống như gần ngay trên đầu vậy, đặc biệt lớn! Nhiều người sợ bị sét đánh phải trốn đi, điện thoại cũng phải tắt vì sợ bị sét đánh”.

Người sống sót sau Lục Tứ: Sự thật còn rất lâu mới được phơi bày ra thế giới 

Fang Zheng (Phương Chính), một người sống sót nhưng đã bị nghiền nát 2 chân bởi một chiếc xe tăng trong cuộc đàn áp ngày 4/6/1989, trước đó đã có một cuộc phỏng vấn với RFI. Ông nói rằng khi đó ông là một sinh viên năm thứ tư tại Viện Giáo dục Thể chất Bắc Kinh. 

Một đài tưởng niệm kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, được tạo ra vào năm 2019 bởi nhà bất đồng chính kiến và nhà điêu khắc người Trung Quốc Chen Weiming, được nhìn thấy tại thị trấn sa mạc Moermo của Yermo, California vào ngày 21/2/2020.
Đài tưởng niệm kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn năm 1989, được tạo ra vào năm 2019 bởi nhà bất đồng chính kiến và nhà điêu khắc người Trung Quốc Chen Weiming, được nhìn thấy tại thị trấn sa mạc Moermo của Yermo, California vào ngày 21/2/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Vào lúc 6 giờ sáng sớm ngày 4/6, tại khu Lục Bộ Khẩu, nằm trên phố Tây Trường An – Bắc Kinh, cách quảng trường Thiên An Môn 800 mét, vì cứu một bạn nữ cùng lớp đi cùng, hai chân của ông ấy đã bị nghiền nát bởi bánh xe tăng. “Điều cuối cùng tôi nhớ được là cảnh xương trắng lòi ra khỏi chân tôi”, ông kể lại. “Đó là hình ảnh cuối cùng trước khi tôi mất đi tri giác”. 

Phương Chính nói rằng, sau khi ra nước ngoài ông ấy mới nhìn thấy bức ảnh đôi chân của mình bị nghiền nát. “Sau đó tôi biết rằng, 11 người đã bị xe tăng cán chết ở khu vực này. Xe tăng, một loại vũ khí tấn công trên chiến trường lại tham gia vào cuộc đàn áp sinh viên. Xe tăng cũng là do con người điều khiển, nếu muốn tránh làm tổn thương tới người khác, nó có thể phanh và quay đầu. Cho nên, bạn có thể thấy được sự tàn bạo của cuộc đàn áp vào thời điểm đó”.

Phương Chính nói thêm: “Vẫn còn rất nhiều người chết hoặc mất tích, sống không thấy người, chết không thấy xác. Vì vậy, sự thật này còn rất lâu mới có thể được phơi bày ra thế giới”.

Theo thông tin của BBC, các tài liệu được giải mã của Anh năm 2017 cho thấy trong sự kiện Lục Tứ, quân đội Trung Quốc đã giết chết ít nhất 10.000 người. Con số này được ông Alan Donald, lúc đó là Đại sứ Anh tại Trung Quốc, có được thông qua một người bạn là Ủy viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

Bức điện tín của ông Donald được gửi sau ngày 5/6/1989, được lưu trữ trong Kho lưu trữ quốc gia Anh ở Luân Đôn và được giải mã vào tháng 10/2017. Trang “Hồng Kông 01” đã công bố nội dung của những bức điện tín này.

Ông Donald cũng viết: “Các sinh viên biết rằng họ có một giờ để rời khỏi quảng trường, nhưng 5 phút sau, xe bọc thép bắt đầu tấn công các sinh viên”.

“Các sinh viên đang nắm tay nhau, nhưng họ đã bị những người lính giết chết. Những chiếc xe bọc thép liên tục cán qua cơ thể của các sinh viên như thể đang làm một chiếc ‘bánh’, tất cả hài cốt bị máy ủi gạt đi. Sau khi thi thể của các sinh viên bị thiêu hủy, tro cốt bị nước cuốn trôi xuống cống”.

“Bốn nữ sinh viên bị thương đã cầu xin đừng giết họ, nhưng họ đã bị lưỡi lê đâm chết sau đó”, tài liệu mật tiết lộ.

ĐCSTQ đến nay vẫn nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động để tưởng niệm sự kiện “ngày 4 tháng 6” và cấm mọi cuộc thảo luận trên internet về vấn đề này. Tuy nhiên, hàng năm vào ngày 4/6, các nhà hoạt động trên khắp thế giới, đặc biệt là người dân Hồng Kông, đều công khai kỷ niệm sự kiện trọng đại này.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

x