Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Lương 4 triệu/tháng

05/12/19, 09:25 Việt Nam

Đầu tháng 12 vừa qua, Hội đồng giáo sư nhà nước công bố có thêm 73 giáo sư, 349 phó giáo sư đạt chuẩn Phó giáo sư năm 2019. Đáng chú ý, phó giáo sư Lý Kim Hà (31 tuổi) là phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Lý Kim Hà, giảng viên bộ môn giải tích, Khoa Toán – Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, được xếp vào danh sách gần 30 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư (PGS) thuộc Hội đồng giáo sư ngành toán học.

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Lương 4 triệu/tháng
Ông Lý Kim Hà trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam. (Ảnh: Vietnamnet)

Tiến sĩ Lý Kim Hà hiện có 17 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín quốc tế gồm ISI, Scopus, SCI, SCIE… Trong đó có 13 bài Lý Kim Hà là tác giả duy nhất của bài báo. Không chỉ bài báo, sách giáo trình Nhập môn hàm phức nhiều biến đã được Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM xuất bản cũng do một mình tác giả viết.

Tiến sĩ Hà chia sẻ: “Được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS chỉ là một bước ngoặt mở ra con đường mới để có thêm động lực tiếp tục con đường nghiên cứu, giảng dạy và có thể lập thêm nhóm nghiên cứu về hướng đi hẹp này”.

Từ chối mức lương gấp 4 lần hiện nay

Tốt nghiệp Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), Lý Kim Hà theo học ngành toán – tin tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.

Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng giỏi trên tay, Hà nhận được suất học bổng toàn phần học thẳng nghiên cứu sinh. Với chương trình ĐH dài 210 tín chỉ, Hà đã được chứng nhận tương đương học chuyển tiếp chương trình nghiên cứu sinh tại ĐH Nghiên cứu Padova (Ý). Sau 3 năm, tiến sĩ trẻ quay trở về Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để bắt đầu sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.

Nhớ lại thời điểm đó, tiến sĩ Lý Kim Hà cho biết: “Lúc đó thật sự có những sự lựa chọn hấp dẫn hơn, nếu chọn sẽ có mức lương cao hơn tới 4 lần con đường này. Nhưng mình đã dứt khoát lựa chọn, không lăn tăn dù biết chặng đường sắp đi sẽ chật vật”.

Niềm vui dạy học

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Lương 4 triệu/tháng-ảnh 2
Ông Lý Kim Hà (bên trái) chụp ảnh cùng các đồng nghiệp. (Ảnh: Thanh Niên)

Anh Hà chia sẻ: “Với người làm nghiên cứu, nếu muốn nhận được mức lương cao sẽ đồng nghĩa với áp lực và những ràng buộc nhất định. Còn ở đây, mình đi dạy và làm nghiên cứu theo đúng tinh thần tự do học thuật, không bị áp lực thì phải chấp nhận mức lương thấp”.

Cũng theo tân PGS Hà, nhà khoa học nếu tham gia vào thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu vẫn có thể ổn định được cuộc sống.

Bên cạnh việc nghiên cứu thì giảng dạy cũng có những niềm vui. Tiến sĩ Hà bày tỏ: “Niềm vui ấy đôi khi đơn giản là nhận được tin báo từ học trò vừa được trao học bổng cao học tại chính ngôi trường mình từng làm nghiên cứu sinh, khi chấm bài thi cuối kỳ thấy học trò giải được những bài mình đưa ra…”.

Lớn lên nhờ gánh hủ tiếu

Lý Kim Hà lớn lên trong một gia đình lao động bình thường ở quận 8 TP.HCM. Đó là một gia đình đã 3 đời bán hủ tiếu. Hà là con cả trong gia đình, sau là 2 cô em gái. Từ nhỏ, anh em Hà đã gắn với việc bán hủ tiếu của gia đình.

Hồi còn đi học, thỉnh thoảng sáng sớm Hà dậy bê hủ tiếu cho bố mẹ. Có những đêm bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. “Nhưng tôi biết ơn vì điều đó”, anh Hà cho biết.

Nói về những thành công của ngày hôm nay, vị Phó giáo sư trẻ cho biết, một trong những nguyên tắc lớn nhất trong sự nghiệp của anh chính là chính xác thời gian, không “cao su” nên mọi chuyện đều hoàn thành đúng tiến độ.

Một điều đặc biệt nữa ở Lý Kim Hà là anh cũng không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó sẽ lấy mất thời gian quý giá. Anh bảo muốn liên lạc gì chỉ cần nghe gọi, hoặc đã có mạng internet. Chiếc điện thoại cùi bắp từ thời sinh viên vẫn gắn với Hà như gợi lại những ngày gian khó. “Thực ra, mình vẫn dùng smart phone nhưng chỉ dùng sau 8h tối vì sợ chiếm mất thời gian”.

Tân Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam cũng đùa rằng, dù mình đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu nhưng vẫn vui vì đã thoát được một nghề cơ cực.

Bây giờ, những lúc rảnh rỗi và vắng người giúp việc, anh Hà vẫn bưng bê bán hủ tiếu cho bố mẹ.

“Hủ tiếu đã nuôi mình, thậm chí bây giờ nuôi cả con trai mình nữa”, anh Hà hóm hỉnh nói.

Vợ chồng hụt hẫng với tháng lương đầu tiên của một tiến sĩ 4 triệu đồng

Tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân. Ở miền Nam, chỉ có môi trường học thuật của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM mới phù hợp với hướng nghiên cứu mà anh theo đuổi. Thế nhưng, cơ chế trong nước không như những gì anh nghĩ.

Năm 2014, tháng lương đầu tiên mà anh Hà nhận được tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM chính xác là 4 triệu đồng và 400.000 đồng tiền phụ cấp.

“Cầm tháng lương đầu tiên và gom cả tiền giảng dạy thì cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ đang mang bầu và mình đã phải tính toán chi li để chi trả cho các khoản từ bỉm sữa cho con”, anh Hà chia sẻ.

Tiến sĩ Hà cho biết: “Trước khi vào đã biết trước số tiền ấy nhưng khi nhận vẫn rất hụt hẫng, nhất là vợ mình – một giảng viên trường khác. Nhưng vợ vẫn ủng hộ, động viên và tụi mình cảm thấy ổn định qua từng ngày”. 

Đến thời điểm hiện tại, PGS Hà vẫn dứt khoát khẳng định: “ Đây là lựa chọn đúng, đúng vì chính nơi đây đã cho mình đạt được những điều mong muốn trong nghiên cứu và giảng dạy, đặc biệt là làm việc trong một môi trường tự do học thuật thực sự”.

Sau 5 năm, đến nay lương cứng mà tiến sĩ này nhận được đã tăng lên mức 5,5 triệu đồng/tháng. Nếu tính cả tiền giảng dạy, thu nhập có thể lên 8 – 9 triệu đồng/tháng.

Trong những tháng ngày đó, anh sống bằng tiền dư thừa của học bổng tiến sĩ. Số tiền dư thừa này giúp anh và vợ sống qua những tháng đầu tiên từ đồng lương ít ỏi.

Sau này, anh Hà biết tới những hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học cơ bản của ĐH Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM. Những dự án này đã mang tới cho Hà nguồn thu từ nghiên cứu khoa học.

Hiện tại cuộc sống đã ổn định, vợ Hà đang đi học nghiên cứu sinh ở Thái Lan, còn anh vừa một mình ở nhà vừa chăm sóc con nhỏ.

“Mình biết ơn bố mẹ đã giúp giữ cháu. Hiện ông bà cũng nấu ăn cho mình nữa nên không phải lo ăn uống này nọ. Đó là điểm tựa lớn nhất”, anh Hà cho biết

Lý Kim Hà cho hay, sau 5 năm muốn thử con đường vạch ra đã đúng chưa nên khi được công nhận thì Hà sẽ đi tiếp con đường của mình chứ không phải là điều gì quá lớn lao. Do vậy sắp tới Hà sẽ phấn đấu để tiếp tục giải quyết nhưng bước tiếp theo như xây dựng nhóm nghiên cứu….

Từ Nguyên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x