Phát hiện hóa thạch ”ông nội” rùa 240 triệu năm tuổi
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài rùa chưa từng được biết đến trước đây, loài này có hình thể khá giống với một số loài bò sát. Chúng sống cách đây chừng 240 triệu năm, thuộc kỉ Trias.
Nhà cổ sinh vật Tiến sĩ Rainer Schoch đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và GS.TS Hans-Dieter của Viện Smithsonian – Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên ở Washington đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Nature.
Họ đặt tên cho nó là Pappochelys rosinae, theo tiếng Hy Lạp “Pappos” là “ông nội” và “Chelys” là “rùa”. Nó dài khoảng 20cm, có răng, mõm nhọn, và một cái đuôi.
Pappochelys có nhiều đặc điểm của rùa, nhưng chưa có mai, phần xương cột sống (màu vàng nhạt) các xương sườn đã được mở rộng (màu vàng đậm). Phần bụng của nó được bảo vệ bởi các mảnh que xương (màu đỏ), một số trong đó đã được nối tiếp với nhau hình thành yếm rùa.
Hình dạng hộp sọ và hai lỗ ở hai bên của hộp sọ cho thấy chúng có đặc điểm là đuôi dài, đầu nhỏ. Tuy nhiên, khác biệt lớn ở chỗ xương sườn và các mảnh xương mở rộng hợp nhất cho thấy phần mai đang đần được hình thành.
Các Pappochelys sống xung quanh một hồ nước ngọt nhỏ. Các xương sườn và mảnh xương dưới bụng hợp nhất giúp chúng có thể ở trong nước lâu hơn. Điều này cho thấy có thể mai rùa được hình thành dưới nước.
Theo Iflscience