Ông lão đánh cá và con cá vàng: Im lặng trước điều xấu có thật sự vô tội?

04/05/21, 16:26 Đọc & Suy ngẫm

“Về đến nhà, ông lão sửng sốt, lâu đài, cung điện đều biến mất cả; trước mắt ông chỉ còn túp lều rách nát ngày xưa, và người vợ đang ngồi bên chiếc máng lợn sứt mẻ…”

Đó là đoạn kết của câu chuyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” mà hẳn ai trong chúng ta đều đã từng đọc qua một vài lần khi còn nhỏ. Câu chuyện này chỉ ra cho chúng ta một bài học rằng: Những người lòng tham không đáy, được 1 muốn 10, được 10 muốn 100, tới sau cùng sẽ không còn lại gì cả, trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này vẫn còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh thú vị hơn nữa, mà nếu nghiền ngẫm kỹ chúng ta sẽ nhận ra.

bà vợ
Đoạn kết của câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. (Ảnh qua Hoc24)

Câu chuyện bắt đầu khi một ông lão đánh cá nghèo khổ vô tình bắt được một con cá vàng, vì thương xót trước lời cầu xin của nó nên ông đã thả nó về biển. Cá vàng vốn là cá thần, nó hứa với ông sẽ thực hiện mọi điều ông mong muốn. Ban đầu ông lão nói rằng mình không cần gì cả, nhưng sau khi bà vợ của ông biết chuyện, đã bắt ông phải đi xin cá vàng một cái máng lợn mới thay cho cái máng cũ kĩ sứt mẻ.

Cá vàng đã đáp ứng điều đó. Nhưng bà vợ vẫn không hài lòng, tiếp tục đòi một căn nhà to thay cho chiếc lều cũ nát, cá vàng cũng đồng ý. Bà vợ sau đó lại muốn làm Nhất phẩm phu nhân, rồi đến làm Nữ hoàng, cá vàng đều chấp thuận hết. Khi trở thành Nữ hoàng rồi, bà vợ trở nên bội bạc, đối xử với ông lão rất tàn nhẫn, ngược đãi ông như tôi tớ, nhưng ông lão vẫn không chút phản kháng.

Chưa thỏa mãn, bà vợ lại tiếp tục đòi làm Hải Thần, vua của đại dương bao la, và bắt cá vàng phải hầu hạ bà ta. Lần này khi ông lão đưa ra yêu cầu, cá vàng đã lặn mất mà không nói một lời. Khi ông lão quay về, mới thấy lâu đài, cung điện đều đã biến mất, ngay cả cái máng lợn mới cũng không còn, bà vợ ông cũng trở lại thành người phụ nữ quê mùa ngày nào, không còn là Nữ hoàng nữa.

Thần không thể thỏa mãn dục vọng của con người

Có nhiều người thường nói, “Nếu Thần Phật có thật, thì sao các ngài không khiến cho đất nước giàu mạnh, kinh tế phát triển, người người hạnh phúc ấm no?”

Câu trả lời đã nằm trong câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: Lòng tham của con người là không có đáy.

Người ta định nghĩa thế nào là “giàu mạnh”, “phát triển”? Như bà vợ của ông lão, khi chưa có gì thì chỉ mong được một cái máng lợn mới đã tốt lắm rồi. Đến khi có cái máng lợn mới thì bắt đầu muốn có cái nhà to, muốn được giàu có. Khi được giàu có thì lại muốn làm quan, khi đã làm quan thì lại muốn làm vua, khi đã làm vua rồi thì lại muốn làm Thần, thậm chí muốn được Thần hầu hạ… càng được đáp ứng thì lại lòng tham càng lớn hơn, vô cùng vô tận.

Hãy thử nghĩ về điều này, Thần Phật có thể cứ mãi đáp ứng những đòi hỏi vô lý đó của con người hay không? Trong tôn giáo đều giảng nhân quả, thiện ác báo ứng, con người muốn được hạnh phúc, giàu có, thì chỉ có thể làm nhiều việc tốt, hành thiện tích đức, vì người khác mà cống hiến, thì mới được đền đáp tương xứng trong tương lai. Điều này là do Pháp lý nhân quả quy định, hoàn toàn không phải nhờ cầu xin hay đòi hỏi với Thần Phật mà được.

Thần và Phật
Thần Phật luôn từ bi với con người, nhưng cũng rất uy nghiêm, sao có thể tùy tiện để cho con người sai khiến? (Ảnh qua Tansinh)

Thần Phật chính là muốn con người từ bỏ dục vọng, tu dưỡng đạo đức, một lòng hướng thiện, xa lánh điều ác, trong kinh sách của các chính giáo xưa nay đều giảng về những điều này, đã là như vậy thì các ngài có lý đâu còn giúp con người thỏa mãn dục vọng làm chi? Chẳng phải càng thỏa mãn thì người ta sẽ càng lún sâu hơn, càng tham lam vẩn đục hơn, càng xa rời tiêu chuẩn đạo đức mà một con người nên có hơn? Thần Phật có lý nào lại đẩy con người vào vũng lầy càng lún càng sâu ấy?

Hơn nữa, tuy Thần Phật từ bi với con người, nhưng các ngài đều là những đấng thiêng liêng, thuần tịnh và trang nghiêm, chính con người đối với các ngài còn cần phải bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng, có lý đâu lại coi các ngài như nô bộc mà sai khiến? Chỉ riêng cách nghĩ này thôi đã là vô cùng bất kính rồi.

Ông lão đánh cá có thật sự vô tội?

Trong câu chuyện, ông lão đánh cá tất nhiên là một người đôn hậu và chất phác, không hề nghĩ đến tư lợi cá nhân, hoàn toàn đối lập với người vợ tham lam bội bạc. Ông lão thả cá vàng về biển, đó là lòng trắc ẩn và sự lương thiện của ông, nhưng ông không hề gặp may mắn hay phúc báo, trái lại còn khiến cuộc sống của ông phiền phức và mệt mỏi hơn, để rồi cuối cùng mọi thứ trở về như cũ, từ đầu tới cuối ông không nhận được chút gì cho mình cả. Điều này phải chăng là rất bất công với ông? Lần sau cùng cá vàng lặn mất mà không nói một lời, có phải cá vàng vô ơn, không còn nghĩ đến ông lão là ân nhân của mình hay không?

Thật ra điều này là do chính ông lão! Tuy là một người tốt, nhưng ông lão đã mắc phải sai lầm và không thể nói rằng ông là “vô tội” được: Mặc dù bản tính hiền lành nhưng ông lại thỏa hiệp với cái ác, mặc dù không có ham muốn nhưng ông lại cổ vũ cho dục vọng!

Chúng ta có thể nhận ra rất rõ ràng, thái độ của ông lão đối với người vợ không phải là “khoan dung” hay “nhẫn nhịn”, mà là “nhu nhược” và “hèn nhát”, thậm chí đến mức thiện ác bất phân. Nếu là trong mâu thuẫn gia đình, trong quan hệ với mọi người xung quanh, ông lão có thể bỏ qua cho người khác khi họ lầm lỗi và biết ăn năn, hoặc ông không vì chút lợi của bản thân mà xung đột với người khác, thì đó mới là “khoan dung”. 

Còn đằng này, đứng trước những đòi hỏi cực kỳ vô lý, tham lam và xấu xa của người vợ, ông vẫn thản nhiên chấp nhận, đứng trước cái ác và dục vọng đang bành trướng ngày một lớn mạnh của vợ mình, ông không hề có chút phản kháng nào, trái lại cúi đầu chịu đựng. Kỳ thực, đây là một loại tâm sợ hãi, sợ hãi trước cái ác, sợ đến mức biết là ác mà vẫn làm ngơ để cho nó lộng hành, thậm chí thấy rõ rằng nó đang hại người mà vẫn im lặng để giữ bình yên cho bản thân.

Người vợ nếu chỉ muốn có một cái máng hoặc sở hữu một căn nhà lớn thì cũng không ảnh hưởng đến ai, nhưng nếu để bà ấy làm nữ hoàng, một người phụ nữ lớn tuổi quê mùa đột nhiên được đưa lên cai quản cả vương quốc, thật là thảm họa cho thần dân! Bà ấy sẽ trị quốc ra sao, tuyển chọn nhân tài thế nào? Khi đất nước gặp thiên tai, bà cứu trợ nạn nhân thế nào? Khi đất nước bị ngoại xâm, bà chỉ huy quân đội bảo vệ bờ cõi thế nào? Chỉ riêng chuyện này cũng đã hại người không ít!

Mặc dù bản tính hiền lành nhưng ông lão lại thỏa hiệp với cái ác, mặc dù không có ham muốn nhưng ông lão lại cổ vũ cho dục vọng. (Ảnh qua Lazi)

Trên thực tế, cá vàng ban tặng cái máng lợn mới, nhà cao cửa rộng, hay quan tước vương quyền… đều là để trả ơn cho ông lão, cũng tức là ban cho chính ông vì sự thiện lương của ông, chứ không phải ban cho vợ ông vì bà ấy đòi hỏi. Nhưng ông lão không hiểu ra điều này, cứ nghĩ rằng vợ mình cầu gì thì đi xin cá vàng đều sẽ được, mặc dù ông không có tư lợi, nhưng bằng cách đáp ứng tư lợi của vợ, có lẽ không sai khi nói rằng chính ông đã khiến vợ mình càng ngày càng xấu xa ích kỷ hơn. 

Vì ông cứ để mặc cho người vợ bành trướng lòng tham, cuối cùng bà ấy làm vua mà vẫn chưa hài lòng, còn muốn làm Thần, bắt Thần phải hầu hạ mình, điều ấy đối với người như bà ta đương nhiên là không thể được. Cá vàng thu hồi lại mọi thứ mà không nói một lời, đây là trừng phạt cho lòng tham của người vợ, và tất nhiên, cũng là trừng phạt ông lão vì ông không hề biết phân biệt phải trái trắng đen, đã im lặng trước tội ác, dục vọng và những điều bất công.

Có câu rằng: “Thế giới chịu tổn thất lớn không phải vì kẻ ác, mà vì sự im lặng của những người tốt”. Đương nhiên chúng ta không thể nói ông lão là người xấu được, nhưng vì sự im lặng của ông mà người vợ mới lộng hành và càng ngày càng xấu xa hung ác hơn, thậm chí đã gây hại cho nhiều người, còn vọng tưởng muốn sai khiến Thần,… sao có thể nói rằng ông lão không có lỗi được? Nếu ông thể hiện thái độ cứng rắn hơn, thì vợ ông sẽ không thể đòi hỏi vô lý được nữa, và tất nhiên cá vàng cũng không thu hồi lại những gì đã ban cho, cuộc sống của vợ chồng ông cũng sẽ trở nên sung túc đến cuối đời.

Câu chuyện này còn nói lên một điều, đó chính là: Nếu chúng ta im lặng và sợ hãi trước cái ác, dù chúng ta không trực tiếp làm điều ác, thì chúng ta cũng không thể vô tội được, hơn nữa nếu vì sự im lặng của chúng ta mà cái ác bành trướng hơn, hại nhiều người hơn, thì chúng ta chính là đồng lõa. Một ngày nào đó, có lẽ chúng ta phải nhận lấy kết quả tương xứng cho sự im lặng và khiếp nhược trước cái ác của mình.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x