Mùa ngập ngẫm về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

15/10/20, 10:51 Góc Nhìn

“Sơn Tinh đem sính lễ đến trước nên rước được Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh…”

Mùa ngập ngẫm về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. (Ảnh qua Pinterest)

Truyền thuyết nổi tiếng này, hẳn người Việt Nam nào cũng đã từng nghe qua, đọc qua một lần trong đời. Tất cả chúng ta đều biết kết thúc của câu chuyện: Sơn Tinh thắng còn Thủy Tinh thì thua. Hằng năm cứ đến thời gian tháng 7, 8 âm lịch thì Thủy Tinh lại nhớ chuyện cũ, đến gây sự đánh nhau với Sơn Tinh, tạo ra mưa bão kéo dài…

Rất nhiều người thời nay đều dùng cùng một lối giải thích, cho rằng truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” chính là ngụ ý cho “tinh thần đấu tranh bất khuất, không lùi bước trước thiên nhiên, chinh phục thiên tai, chiến thắng bão lũ của người xưa”! 

Thoạt nghe thì cách giải thích ấy dường như khá hợp tình hợp lý, nhưng ngẫm lại thì có điều gì đó không ổn, nếu suy nghĩ tiếp sẽ cảm thấy rằng nó rất buồn cười, nhất là trong giai đoạn hiện nay…

Khắp các thành phố trên cả nước đều có những tuyến đường ngập lênh láng, hễ mưa xuống là ngập, mưa nhỏ cũng ngập, có nơi nước ngập tới nửa thân người, có nơi nước ngập đến trôi cả xe,… Chỉ cần gõ một vài từ khóa như là “nước ngập” lên google, ngay lập tức những hình ảnh vừa đáng buồn vừa đáng cười về tình trạng ngập lụt ở Việt Nam sẽ hiện ra ngay trước mắt chúng ta. 

Đã có bao nhiêu chiếc xe chết máy, bao nhiêu người phải đẩy bộ dưới mưa to gió lớn? Con số ấy cứ mưa xuống là lại đếm không xuể! Không chỉ như vậy, còn có những việc thương tâm hơn mà cũng kỳ quái hơn, như là người ta ở giữa trung tâm thành phố, cách sông cách biển rất xa, mà cũng có thể chết đuối và bị cuốn trôi vì… nước ngập! “Chết đuối trên cạn!”, nếu sau này có thể thật sự khắc phục được tình trạng ngập úng như hiện nay, thế hệ sau mà nghe câu ấy ắt cho rằng đây là một chuyện tiếu lâm! Thời đại này quả rất bi thương nhưng mà cũng rất khôi hài!

Nước lũ ngập tới cổ của một người phụ nữ. (Ảnh qua TP)

Những lúc người ta đang chật vật vì nước lũ ở nơi mà đáng lý không nên có lũ, nếu chúng ta nhắc với họ truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” và cái lối giải thích “chinh phục thiên tai, chiến thắng bão lũ” kia, hẳn là họ sẽ ngẩng đầu trừng mắt nhìn chúng ta mà lớn tiếng rằng: “Hô hào chống ngập bao nhiêu năm rồi mà vẫn thế này, truyền thuyết nên sửa lại đi thôi, năm nào Thủy Tinh cũng thắng hết!”

Phải! Quả thật năm nào nước lũ cũng thắng một cách “oanh liệt”, còn những hành động gọi là “chống ngập” kia thì càng làm càng tệ, toàn mang về những “thành tích” tan tác, tả tơi. Không những vậy, phạm vi chiến thắng của nước lũ còn lan rộng ra theo từng năm, đến nay cả nơi hải đảo như Phú Quốc, nơi cao nguyên như Lâm Đồng cũng đã ngập! Thật chẳng khác gì một trận cười vào lối giải thích của truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” kia!

Hiện nay, những nơi cao nguyên như Lâm Đồng, Đà Lạt cũng đã ngập nước. (Ảnh qua Zing)

Kỳ thực, mặc dù “Sơn Tinh Thủy Tinh” là truyền thuyết của dân tộc Việt từ bao đời nay, nhưng cách giải thích áp đặt ý nghĩa cho truyền thuyết này lại là do tư duy của người hiện đại nhào nặn ra, không hề thuộc về văn hóa truyền thống. 

Theo truyền thuyết, Sơn Tinh là Thần núi Tản Viên, vô cùng linh ứng, rất được người dân tín ngưỡng, tôn là một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc (ba vị kia là Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và công chúa Liễu Hạnh). Có chuyện kể rằng thầy phong thủy Trung Quốc là Cao Biền muốn yểm bùa Đại Việt, để nước Nam không còn sản sinh ra được nhân tài, khi Cao Biền đi đến núi Tản Viên tế Thần thì thấy Sơn Tinh cưỡi ngựa đứng trên mây trắng, vừa mắng chửi vừa nhổ nước bọt xuống. Cao Biền than rằng: “Linh khí của nước Nam thật khôn lường, cái vượng khí đời nào mới hết được đây!”. Chính là nói Thần núi Tản Viên quá linh thiêng vậy.

Sơn Tinh vốn tên thật là Nguyễn Tuấn, là người con chí hiếu, rất có lòng nhân ái, thương người thương vật. Một vị Thần biết Nguyễn Tuấn là người thành thật và lương thiện, nên tặng chàng một cây gậy có thể cải tử hoàn sinh, cứu vật đã chết sống lại, để chàng dùng nó mà tạo phúc cho đời. Có lần thấy một nhóm trẻ con nghịch chết một con rắn nước, Nguyễn Tuấn bèn cứu sống con rắn ấy, thả nó về sông. Ngờ đâu đó vốn là con trai nhỏ của vua Thủy Tề, vì tùy tiện biến hóa lên cạn dạo chơi mà mắc nạn, vua Thủy Tề hết sức cảm kích Nguyễn Tuấn nên đã mời chàng đến chơi Thủy phủ. Khi chia tay, vua Thủy Tề tặng chàng một cuốn sách thần dạy đủ các phép thuật biến hóa ngũ hành để trả ơn, chỉ xin giữ lại phần biến hóa về “Thủy”, vì đó là tượng trưng cho uy quyền của Thủy tộc nên không thể truyền ra ngoài. Nguyễn Tuấn theo sách ấy mà tu luyện, cuối cùng trở thành Thần núi Tản Viên, cũng tức là Sơn Tinh.

Thủy Tinh là con trưởng của vua Thủy Tề, chính là người thừa hưởng phần “Thủy” trong sách thần. Vì Sơn Tinh từng cứu mạng em trai của Thủy Tinh, nên ban đầu hai vị vốn là bạn thân của nhau. Về sau này xảy ra chuyện của Mỵ Nương, Thủy Tinh vì nhất thời nóng giận và đố kỵ mà không kiểm soát được, đã bất chấp giao tình, dâng nước gây chiến với Sơn Tinh. Trong ngũ hành thì Sơn Tinh thạo bốn phép, Thủy Tinh chỉ thạo một phép, nên không cự lại nổi. Nguyên nhân sâu xa cũng vì lòng nhân của Thủy Tinh không bằng Sơn Tinh, độ lượng cũng nhỏ hơn, nên khi giao tranh phải chịu thua một bậc. Vua Thủy Tề từ sớm đã nhìn ra chuyện này, nên mới trao cả bốn phép cho Sơn Tinh.

Trong ngũ hành thì Sơn Tinh thạo bốn phép, Thủy Tinh chỉ thạo một phép, nên không cự lại nổi. Nguyên nhân sâu xa cũng vì lòng nhân của Thủy Tinh không bằng Sơn Tinh. (Ảnh qua Medium)

Câu chuyện trên không giống truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” kể trong sách giáo khoa, nó đầy đủ hơn, và giúp người ta hiểu rõ hơn: Sơn Tinh có lòng nhân ái lớn, nên cũng có phúc phận lớn, pháp thuật cũng mạnh hơn so với Thủy Tinh, bởi so ra thì Thủy Tinh có phần hẹp hòi và nóng nảy hơn. Trận chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh đơn giản là chứng minh cho đạo lý “nhân giả vô địch” (người nhân nghĩa thì không có đối thủ), chứ không giống như những gì hôm nay tuyên truyền về cái gọi là “chinh phục thiên tai, chiến thắng bão lũ” gì đó.

Chi tiết đồ sính lễ “huyền thoại” mà Hùng Vương đặt ra cho Sơn Tinh và Thủy Tinh, bao gồm cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao,… cũng chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong sách giáo khoa mà thôi. Trong các tác phẩm cổ như Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, không hề có chi tiết cụ thể như vậy. Hùng Vương chỉ nói hai chàng trai ai mang sính lễ đến sớm thì thắng, chứ không có dặn rằng đó là sính lễ gì, hai người có thể tùy ý dâng lên những sản vật quý hiếm của nơi mà họ đang sinh sống. Thủy Tinh thua Sơn Tinh đơn giản là vì đến muộn hơn. 

Bởi có thêm chi tiết đồ sính lễ này, nên mới nảy ra tranh cãi rằng Hùng Vương thiên vị Sơn Tinh, vì những sản vật mà Hùng Vương đòi hỏi đều là “đồ rừng”! Từ đó người ta còn thêm thắt nào là Hùng Vương từ đầu đã ủng hộ Sơn Tinh, đó là vì Sơn Tinh đại diện cho người lao động, còn Thủy Tinh thì đại diện cho thiên nhiên khắc nghiệt, người lao động thì phải đấu tranh và phải chiến thắng thiên nhiên, chinh phục tạo hóa,…

Nói tóm lại, cách giải thích “đấu tranh chống lại thiên nhiên” là của người hiện đại dùng tư duy hiện đại mà thêm vào, không phải ý nghĩa chân thực của truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.

Vì sao lại có chuyện như vậy? Hẳn bạn biết rằng, Trung Cộng từng có những tuyên truyền hết sức ngạo mạn, coi trời bằng vung, rằng phải “đấu với trời đấu với đất đấu với người”, Mao Trạch Đông chính miệng nói: “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, thật sướng vô cùng!”, đây chính là nguồn gốc của tư tưởng “đấu tranh với thiên nhiên, chinh phục tạo hóa, chiến thắng tự nhiên” mà ngày nay chúng ta vẫn thường thấy trong sách giáo khoa. Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những tư tưởng bạo ngược và vô Thần của Trung Cộng!

Trung Quốc những năm đó, loại văn hóa “đấu” này đã làm biến dị tư duy của hàng mấy trăm triệu người, hồng vệ binh Trung Hoa vừa đi vừa hát những lời lẽ ngạo mạn như là: “Ta là Ngọc Hoàng, là Long Vương, ta lệnh cho tam sơn ngũ đèo phải cúi đầu…”, tất nhiên cũng gây ảnh hưởng rất tiêu cực cho Việt Nam. Người Việt Nam chúng ta khi ấy cũng có những lời hát tương tự như vậy: “… đi lên rừng cây xanh mở lối, đi lên núi núi ngả cúi đầu…”

Hồng vệ binh Trung Hoa nhữg năm đó vừa đi vừa hát những lời lẽ ngạo mạn. (Ảnh qua Pinterest)

Người ta nói rằng đó là ý chí và dũng khí của con người, kỳ thực đó chính là sự ngạo mạn, kiêu căng hống hách, vô pháp vô thiên, không biết trời cao đất dày là gì! Nếu thực tế diễn ra giống như lời hát kia thì thật là thảm họa! Chẳng phải những người lính Việt Nam đi rừng kháng chiến vẫn hay nói rằng mình lợi dụng địa lợi, dùng màu xanh của rừng cây để ẩn thân và che đi tầm nhìn của địch? Nếu thật sự họ đi đến đâu rừng cây đều né ra đến đó, thì họ còn biết ẩn vào đâu? Còn như núi mà thật sự “cúi” xuống, thì chẳng phải chính là núi sạt, núi lở hay sao? Những người hành quân trên núi liệu còn ai sống sót hay không?

Cổ nhân giảng “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, con người sống giữa trời đất chính là nên phù hợp với đạo lý, thuận theo tự nhiên, không phải là tranh đấu với thiên nhiên mà là hòa hợp với thiên nhiên, không phải là cải tạo hay chinh phục thiên nhiên mà là sử dụng thiên nhiên một cách hợp lý. Người ta nếu đấu tranh chống lại mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, thì liệu họ có tiếp tục sinh tồn được hay không?

Những chính sách “đấu trời đấu đất đấu người” của Trung Cộng đã mang lại hậu quả khủng khiếp khôn lường cho đất nước Trung Quốc, khiến hơn 80 triệu người chết oan, phá hoại hoàn toàn tự nhiên và môi trường sống của Trung Quốc, kéo theo vô số thiên tai nhân họa đã đang và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai, mà nghiêm trọng nhất chính là khiến đạo đức xã hội trượt trên dốc lớn, người Trung Quốc vốn có bề dày 5000 năm văn minh nay trở nên sa đọa biến chất, đến mức đi tới nước nào cũng khiến người dân nước ấy chán ghét.

Việt Nam những năm qua cũng hô hào thật nhiều, nào là cải tạo mực nước, đấu tranh chống ngập, nào là chiến thắng “giặc lũ”, chiến thắng “giặc nước”,… kết quả càng làm thì càng tệ hại hơn, ngay cả những nơi vốn không ngập bây giờ cũng đã ngập luôn rồi…

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Tu thân

    Tu thân

x