Nữ công tước Maria và nụ hôn đi vào lịch sử nước Nga

17/03/22, 12:12 Tri thức

Nhắc đến phụ nữ, người ta thường nghĩ đến sự dịu dàng, đôn hậu… nhưng không phải vì vậy mà họ trở nên yếu đuối. Đôi khi chính sự dịu dàng đó lại khởi một tác dụng có thể mạnh hơn binh đao gấp nhiều lần.

Dưới đây là một câu chuyện cảm động về những người phụ nữ đã đi vào lịch sử nước Nga.

Tháng 12/1825, tại Nga nổ ra một cuộc nổi dậy chống lại chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas I. Hôm đó khoảng 3.000 cấm vệ quân tiến vào Quảng trường Senate của thành phố Saint Petersburg, yêu cầu nhà nước cải cách hiến pháp, bãi bỏ chế độ nông nô. 

Những người nổi dậy tại quảng trường Thượng nghị viện năm 1825. (Ảnh qua Wikipedia)

Nhưng sau đó, cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn áp. Những người đứng đầu bị xử tử, số còn lại bị đày đến tận Siberia lao động khổ sai. Vì sự kiện xảy ra trong tháng 12, nên những người khởi nghĩa ấy được gọi là “các chiến sĩ tháng Chạp”.

Và câu chuyện về những người phụ nữ của “các chiến sĩ tháng Chạp” bắt đầu từ đây.

Những cấm vệ binh nói trên – họ đều là những vệ binh xuất thân từ quý tộc, hoàng tộc. Nhưng vì vận mệnh đất nước, vì tự do của người dân, họ đã vứt bỏ địa vị, cuộc sống sung túc của mình để chống lại chế độ mà họ từng bảo vệ, chống lại gia tộc của chính mình. Người dân gọi họ là “lương tâm của nước Nga”.

Để trừng phạt những vệ binh này, Nicholas I đã ra lệnh cho phu nhân của các binh sĩ cắt đứt quan hệ với họ. Nhưng thật bất ngờ, hầu hết những người phụ nữ đó đều kiên quyết từ chối ly hôn, hơn nữa còn muốn theo chồng đi lưu đày đến Siberia.

Sa hoàng thấy vậy lập tức ban hành một sắc lệnh khắc nghiệt khác như sau: Những ai muốn đi lưu vong cùng chồng thì sẽ bị tước bỏ đặc quyền quý tộc vĩnh viễn, không được về quê, cũng không được mang theo con cái. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải bỏ lại tất cả, trong phút chốc trắng tay mà còn phải vĩnh viễn làm lao động khổ sai. Đối với một người phụ nữ sống trong nhung lụa mà nói, điều này là quá khắc nghiệt.

Nhưng không ai ngờ rằng, họ không chút do dự sẵn sàng từ bỏ tất cả. Dù biết rõ những cực khổ sẽ phải đối mặt, nhưng họ vẫn một mực kề vai sát cánh với chồng. 

Lúc này nhiều người chợt nhận ra, phụ nữ cao quý chính là người có một tấm lòng kiên trinh, một niềm tin chân chính, chứ không phải ở địa vị và tiền bạc.

Nụ hôn đi vào lịch sử

Nói về những người phụ nữ nổi tiếng thời ấy không thể không nhắc đến nữ công tước Maria Nikolaevna Volkonskaya, bà vốn xuất thân trong một gia đình có danh vọng, cha là cựu tướng quân của nước Nga. Nhưng bà lại là người đầu tiên đi theo chồng đến Siberia khi mới vừa hạ sinh một bé trai, lúc ấy bà cũng chỉ mới 20 tuổi.

Chân dung Nữ bá tước Maria Nikolayevna Volkonskaya (1805-1863) và con trai. (Ảnh: Getty Images)

Quyết định này của Maria khiến cả nước Nga bàng hoàng. Khi bà đi qua Mát-xcơ-va, những người dân nơi đó đã tổ chức tiệc linh đình để tiễn bà một vị anh hùng của đất nước.

Đến Siberia, lòng bà thắt lại khi thấy chồng mình đeo xiềng xích đang làm việc trong mỏ quặng, ngay lập tức Maria bước đến hôn lên sợi xích sắt đang trói tay người chồng – một nụ hôn đầy lòng trắc ẩn.

Tại sao bà ấy lại hôn lên sợi xích sắt? Vì hình ảnh đó chính là đại diện cho chế độ chuyên chế độc tài, và nó cũng là nguyên nhân gây ra đau khổ cho nhiều gia đình khác.

Bà hôn xiềng xích vì hy vọng rằng tình yêu và sự dịu dàng của người phụ nữ có thể hóa giải nỗi đau của chồng, hy vọng lòng trắc ẩn của mình có thể thức tỉnh đất nước đang chìm trong đau khổ, và người dân sẽ sớm thoát khỏi xiềng xích để được tự do. Giây phút đó, tất cả mọi người đều trầm mặc, cả hầm mỏ cũng không có bất kỳ tiếng động nào, ai nấy đều rưng rưng, cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đau buồn, và cảm nhận tình cảm thiêng liêng – một khoảnh khắc mãi đi vào lịch sử.

Hiện nay nếu đi du lịch đến Nga, và bước vào một phòng trưng bày nghệ thuật, có thể bạn vẫn sẽ thấy bức tranh một người phụ nữ quý tộc quỳ trên mặt đất, hôn lên xiềng xích trên tay chồng – đó chính là nữ công tước Maria.

Bức tranh nụ hôn của nữ công tước Maria. (Ảnh qua i2.kknews.cc)

Sự kiên trinh ấy cũng có thể là những dòng thư vừa tha thiết vừa xót xa của phu nhân Muravyova xinh đẹp, khi ấy cũng chỉ mới 21 tuổi và đang mang thai đứa con thứ 3: “Anh yêu quý, đừng lo cho em, em có thể chịu đựng được tất cả… Xin hãy đợi em. Em có quyền được chia sẻ nước mắt và nụ cười cùng anh”.

Năm đó, cuộc cách mạng của “các chiến sĩ tháng Chạp” đã khiến nhà độc tài phải rùng mình, nhưng sự thức tỉnh về lương tâm, tình yêu, tình người của những người phụ nữ tháng Chạp còn làm những nhà độc tài sợ hãi hơn. Sự cao quý của họ đã khơi dậy tinh thần chính nghĩa khắp đất nước.

Mặc dù cuộc nổi dậy thất bại, nhưng nó đã buộc Sa hoàng Nicholas I phải thực hiện một số thay đổi để giải quyết các vấn đề của đất nước, làm tiền đề cho việc giải phóng nông nô và cải cách hiến pháp sau này.

Có thể nói sự dịu dàng và thánh thiện của phụ nữ có một sức mạnh thật phi thường. Và chúng ta mong rằng sức mạnh ấy sẽ được tái hiện, lan tỏa và tạo ra điều kỳ diệu cho cuộc chiến hiện nay. 

Khi Nga và Ukraine đang trong tình cảnh khốc liệt, hình ảnh vợ mất chồng, mẹ mất con đã lấy đi nước mắt của hàng triệu con người trên thế giới. Những người phụ nữ ấy hẳn cũng đang cầu nguyện cho gia đình và những người lính ngoài chiến trận. 

Vào ngày 28/2 trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Sergiy Kyslytsya mang theo văn bản được cho là đoạn hội thoại cuối cùng giữa một người lính Nga và mẹ như sau: 

Đại sứ Ukraine giơ cao ảnh chụp màn hình tin nhắn điện thoại của binh sĩ Nga với mẹ trước lúc hy sinh. (Ảnh: SKY NEWS)

“Leo, sao lâu quá con không trả lời tin nhắn mẹ? Các con có phải đang huấn luyện không?”

Người lính trả lời: “Mẹ ơi, con không ở Crimea nữa, cũng không huấn luyện nữa….

Chúng con đang ở Ukraine. Đây là cuộc chiến thực sự. Con sợ quá…

Họ nói với chúng con rằng, người dân ở đó sẽ chào đón chúng con nhưng thực tế là họ đã chặn các phương tiện và không cho phép chúng con tiến quân, họ gọi chúng con là lũ phát xít. Mẹ ơi, con cảm thấy rất nguy kịch”.

Sau đó, Đại sứ Kyslytsya chậm rãi nói trước Liên Hiệp Quốc rằng: “Chỉ ít lâu sau đó anh ta đã bị giết”.

Đọc đến đây, chúng ta hẳn là ít nhiều cũng sẽ tưởng tượng được, bà mẹ kia sẽ rơi vào tình cảnh như thế nào khi đọc được những dòng tin nhắn tuyệt vọng của con trai – một nỗi đau không ai có thể bù đắp được.

Giống như cựu Tổng thống Mỹ Lincoln từng nói: “Khi viên đạn xuyên vào một người lính, dù thuộc bên nào đi nữa thực ra nó đã xuyên vào trái tim một người mẹ”.

Mong rằng câu chuyện về lòng trắc ẩn của nữ công tước Maria có thể một lần nữa khơi lại thiện tâm trong lòng các chính trị gia, mau sớm chấm dứt chiến tranh để những người lính có thể trở về nhà trong yên bình, để người phụ nữ nơi hậu phương không còn phải sống trong những ngày ‘lau nước mắt’.

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x