Thiên tài toán học người Nga từ chối nhận hàng loạt giải thưởng quốc tế danh giá

14/03/22, 17:18 Cuộc sống

Được vinh danh và trao tặng hàng loạt giải thưởng quốc tế danh giá cùng số tiền lớn nhưng thiên tài toán học người Nga Grigori Perelman chỉ muốn ở ẩn, sống bình yên bên mẹ già và tập trung vào nghiên cứu.

Nhà toán học Grigory Perelman. (Ảnh: Wikippeia)

Giải thành công 2 bài toán thiên niên kỷ

Grigori Perelman sinh ngày 13/6/1966 tại Leningrad (nay là Saint Petersburg, Nga) trong một gia đình gốc Do Thái. Tên khai sinh đầy đủ là Grigori Yakovlevich Perelman. 

Mẹ của Grigori là bà Liuba Leibovna – giáo viên dạy Toán tại một trường dạy nghề. Từ nhỏ Grigori đã được mẹ truyền cho niềm đam mê Toán học và có con đường học tập vô cùng phi phàm. 

Khi mới học lớp 5, Grigori đã được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tại trung tâm Toán học ở cung thiếu nhi Leningrad, là lớp học do giáo sư Sergei Rukshin – chuyên gia đầu ngành của bộ môn Khoa học tự nhiên sáng lập.

Khi lên tuổi 16, Grigori trở thành một trong 6 thành viên thuộc đội tuyển Liên Xô tham dự cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 23. Tại cuộc thi năm ấy, ông đã đạt được huy chương vàng với điểm số tuyệt đối 40/40. 

Trở về nước, ông được đặc cách vào học ở trường Đại học tổng hợp quốc gia Leningrad (LGU). Nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông nhận được học bổng toàn phần và chuyển lên làm nghiên cứu sinh. Grigori tốt nghiệp với bằng phó Tiến sĩ khoa Toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian. Sau đó ông làm việc tại Phân nhánh Leningrad thuộc viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, hiện là PDMI).

Trong suốt sự nghiệp, Grigori được đánh giá là nhà Toán học lỗi lạc, người thông minh nhất hành tinh bởi có vô vàn đóng góp quan trọng. Tiêu biểu nhất là việc ông chứng minh được giả thuyết hình học của Thurston, tạo tiền đề cho việc khám phá giả thuyết Poincare. 

Grigori có thành tích học tập xuất sắc từ nhỏ và từng làm việc tại viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, hiện là PDMI) lừng danh. (Ảnh: Wikippeia)

Giả thuyết Poincare được nhà Toán học gạo cội người Pháp Jules Henri Poincare (1854 – 1912) nêu ra vào năm 1904. Đây là một trong những mệnh đề Toán học hóc búa nhất suốt một thế kỷ qua chưa ai giải được.

Nhờ thành tích phi thường này mà vào dịp tổng kết năm 2007, tạp chí học thuật hàng đầu Science đã tôn vinh danh hiệu ‘Breakthrough of the Year’ (Đột phá của năm) cho Grigori. Đây cũng là lần đầu tiên tạp chí danh giá Science trao tặng danh hiệu này cho lĩnh vực Toán học. 

Năm 2007, nhật báo The Daily Telegraph của Anh đã xếp ông đứng thứ 9 trong bản danh sách ‘100 thiên tài đương đại đang còn sống’.

Thiên tài toán học chọn cách sống lạ thường

Dù được người đời tôn vinh là nhà khoa học lỗi lạc nhưng Grigori lại chọn cho mình cách sống có phần ‘lạ thường’. Nhà khoa học này không ham công danh cũng chẳng màng vật chất. Ông từng từ chối một loạt giải thưởng danh giá. Cụ thể:

– 1996: Grigori từ chối giải thưởng của hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) cho các nhà Toán học trẻ. 

– 2006: Grigori từ chối huy chương Fields – phần thưởng cao quý được mệnh danh là ‘giải Nobel Toán học’.

– 2010: Grigori tiếp tục từ chối giải thưởng Thiên niên kỷ kèm phần thưởng là 1 triệu USD, được trao bởi Viện Toán học Clay (CMI), một tổ chức phi lợi nhuận lừng danh đặt trụ sở ở thành phố Cambridge (Massachusetts, Mỹ).

– 2011: Grigori  từ chối trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Lần duy nhất Grigori chịu nhận giải thưởng là vào năm 1991. Năm đó ông được trao giải thưởng của hội Toán học trẻ Leningrad về những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn. 

Giải thích lý do hững hờ với loạt giải thưởng/tiền thưởng, Grigori cho biết: “Tôi đã có tất cả những gì tôi muốn, vì vậy tôi không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng! Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú”.

Một thời gian sau, Grigori đã lặng lẽ rời khỏi viện Toán học cao cấp Steklov, chuyển sang ‘ở ẩn’ cùng mẹ và nghiên cứu tại gia. Nói về đồng nghiệp một thời của mình, Viện phó PDMI Sergei Novikov cho biết: “Anh ấy đôi khi có vẻ hơi… khùng khùng và lập dị nhưng đó là hiện tượng thường thấy ở những nhà khoa học đầy tài năng”.

Năm 2007, nhật báo The Daily Telegraph của Anh đã xếp nhà toán học Grigori Perelman ở vị trí thứ 9 trong danh sách ‘100 thiên tài đương đại còn sống’. Danh sách này còn có 2 người Nga khác là đại kiện tướng cờ vua thế giới Garry Kasparov ở vị trí 25 và nhà phát minh ra súng tiểu liên tự động Mikhail Kalashnikov AK-47 ở hạng 83.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x