Những vị vua cuối cùng của Việt Nam
Dưới đây là môt số hình ảnh hiếm về vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và hoạt động của hai vua Khải Định và Bảo Đại.
>>> Tham dự nghi lễ cung đình Huế xưa qua bộ ảnh hiếm
Hình hiếm có của vua Hàm Nghi trong cuốn L’Illustration, Journal Universel ngày 17/7/1886. Vua sinh năm 1871, qua đời năm 1944 khi bị người Pháp bắt đi đày ở Algeria.
Khi là cậu bé tám tuổi, vua Duy Tân đã ngồi trên ngai vàng. Cũng bị đi đày vì chống Pháp, vị vua trẻ bị phế truất thành phi công chống phát-xít Đức trong Thế Chiến 2. Ngài tử nạn ở Trung Phi trong một chuyến bay năm 1945.
Dưới thời Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Ông cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ.
Ngày 20/5/922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài.
Nam Phương Hoàng hậu cùng các con thăm lại tu viện Oiseaux, Pháp năm 1933. Đây là nơi bà đi học hồi nhỏ.
Sinh năm 1914 ở Gò Công và có tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, bà cưới vua Bảo Đại và lên ngôi Hoàng hậu năm 1934. Bà qua đời năm 1969 tại Pháp.
Cựu hoàng Bảo Đại (1913-1997) và Công nương Monique Thái Phương Vĩnh Thụy, vợ cuối cùng của ông. Bà Monique Baudot, người Pháp, sinh năm 1944 ở vùng Lorraine. Bà gặp cựu hoàng Bảo Đại năm 1969 và hai người sống chung từ 1971, đến 1982 mới làm lễ cưới. Sau khi vua Bảo Đại qua đời năm 1997, bà nói bà có danh hiệu Hoàng hậu An Nam (Empress) nhưng không được công nhận ở Việt Nam.
Ấn rồng vàng của vua Gia Long trong một lần triển lãm tại Paris. Sinh năm 1762, ngài lập ra triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam vào năm 1802 và qua đời ngày 3/2 năm 1820
>>> Vị quan đại thần có ảnh hưởng lớn nhất đến triều đại nhà Nguyễn
>>> Những bức ảnh hiếm về Việt Nam thời Pháp thuộc
Theo BBC