Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử (Phần 5)

08/01/16, 00:44 Cổ Học Tinh Hoa

Những câu chuyện và di ngôn trước khi chết của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã được cẩn thận ghi chép lại. Cho đến nay, những di ngôn ấy vẫn khiến người đời không khỏi cảm động.

Phẩm chất đạo đức cao thượng của Văn Thiên Tường mãi mãi được người đời sau kính ngưỡng. (Ảnh: Internet)

Văn Thiên Tường (1236—1283)

“Khổng Tử nói muốn có nhân đức phải giữ nghĩa, tôi giữ nghĩa đến cùng nên có nhân. Đọc sách thánh hiền, phải chăng mới làm được như vậy? Từ nay về sau coi như không hổ thẹn với lương tâm”.Tống sử: Văn Thiên Tường truyện

Văn Thiên Tường là tể tướng của triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc, ông cũng là nhà văn, nhà thơ rất nổi tiếng. Lúc còn nhỏ Văn Thiên Tường đã đọc nhiều sách, ông thích nhất là những câu chuyện nói về “Trung thần nghĩa sĩ”, tư tưởng chính nghĩa đã đi sâu vào tâm hồn của ông.

Năm 1279, nhà Tống bị thất thủ trước quân Nguyên, Văn Thiên Tường bị bắt. Vua Nguyên rất ngưỡng mộ tài năng và lòng trung tín của Văn Thiên Tường nên đã dùng đủ mọi cách thuyết phục ông về làm thừa tướng cho nhà Nguyên.

Sau 3 năm, thấy không thể khuất phục được ông, vua Nguyên hết cách đành phải giết ông nhưng vẫn khen ông là “Chân nam tử”. Ông chết lúc mới 47 tuổi.

Khi hậu táng Văn Thiên Tường, mọi người đã phát hiện có một tờ giấy quấn quanh đai lưng của thi thể ông, tờ giấy đã được viết thay cho lời trăn trối:

“Chức vụ tôi là Tể tướng, mà không cứu được xã tắc, ổn định thiên hạ, quân bại nước nhục, tội đáng chết từ lâu. Từ ngày bị bắt đến nay, không làm điều gì gian dối. Ngày nay cơ sự thế này, xin hướng về phương Nam lạy trăm lạy.

Xin được nói: Khổng Tử nói muốn có nhân đức phải giữ nghĩa, tôi giữ nghĩa đến cùng nên có nhân. Đọc sách thánh hiền, phải chăng mới làm được như vậy? Từ nay về sau coi như không hổ thẹn với lương tâm”.

Phẩm chất đạo đức cao thượng của Văn Thiên Tường mãi mãi được người đời sau kính ngưỡng.

Phương Hiếu Nhụ (1357—1402)

Phương Hiếu Nhụ. (Ảnh: Epochtimes)

“Dù có tru di đến 10 họ ta cũng không sợ!”. 《Minh sử: Phương Hiếu Nhụ truyện

Phương Hiếu Nhụ là nhân sĩ triều Minh, là một nhà nho học. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại, phụ thân là người chính trực. Từ nhỏ ông đã rất thích đọc sách, có con mắt rất thần, nên ông luôn đi theo hướng dùng nhân nghĩa đạo lý để trị thiện hạ.

Vào thời Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn),  Phương Hiếu Nhụ rất được trọng dụng, mọi việc lơn nhỏ vua đều tham khảo ý kiến của ông. Sau này, khi Chu Lệ (Yên Vương) cướp ngôi của Chu Doãn Văn, vì biết Phương Hiếu Nhụ rất có địa vị trong lòng dân chúng nên đã bắt Phương Hiếu Nhụ viết “Chiếu lên ngôi” nhưng ông đã từ chối.

Khi Chu Lệ đưa bút ép ông viết, Phương Hiếu Nhụ vén tay áo múa bút viết bốn chữ trên tờ giấy tuyên “Yên tặc thoán vị” (Giặc Yên cướp ngôi) rồi quăng bút gào thét và chửi rủa.

Hiếu Nhụ lớn tiếng tuyên bố: “Dù có chết cũng quyết không viết chiếu thư lên ngôi!” . Hết chịu nổi, Chu Lệ liền dọa: “Ngươi không nghĩ tới tình máu mủ ruột rà 9 họ của mình sao?”. Phương Hiếu Nhụ liền quắc mắt gào lên: “Dù có tru di đến 10 họ ta cũng không sợ!”. Chu Lệ nổi giận sai người phanh thây Hiếu Nhụ ở chợ, và giết hết 10 đời nhà ông.

Bạn bè và môn đồ của Hiếu Nhụ bị tính thành một họ, gộp cùng 9 họ nội ngoại của ông, tổng cộng đông tới 873 người già trẻ gái trai. Phương Hiếu Nhụ trở thành người duy nhất bị giết sạch cả 10 họ trong lịch sử Trung Quốc.

Vương Dương Minh (1472—1529)

32-1412301912092b

“Tâm này quang minh, còn cần phải nói gì nữa?“. 《 Dương Minh niên phổ》

Vương Dương Minh còn được gọi là Dương Minh tiên sinh, là nhà văn học, nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà chính trị và quân sự nổi tiếng triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Vương Dương Minh vốn ốm yếu từ nhỏ, 5 tuổi ông mới biết nói, nên gia đình không bắt ông đi học sớm. Bù vào đó ông rất thông minh, chỉ nghe ông nội đọc sách mà thuộc từng đoạn dài. Năm mười tuổi ông đã làm được thơ.

Ngay từ bé Vương Dương Minh đã bộc lộ tư chất và chí khí khác người. Một lần ông hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, ở đời có việc gì là to tát nhất?”

Thầy giáo đáp: Thi đậu ra làm quan để thờ vua giúp nước, làm vẻ vang cho tổ tiên là việc làm cao cả nhất”.

Vương Dương Minh lắc đầu đáp: Thưa thầy, con cho vậy là chưa cao, học làm được ông thánh mới là cao”.

Thầy giáo giật mình, mà không dám cho cậu là ngông.

Sau này Vương Dương Minh thi đỗ đạt làm quan, trải qua một thời gian dài thăng trầm trong quan trường. Cuối cùng, ông được vua Minh Thế Tông (1522-1566) trọng dụng, triệu về kinh thăng chức để dẹp giặc nổi loạn. Dẹp xong loạn tặc, do kiệt sức nên ông lâm trọng bệnh, lúc nóng lúc lạnh, ho mửa ra máu, ông qua đời vào năm 1528.

Trong “Dương Minh niên phổ” ghi chép lại rằng, trước lúc lâm chung ông gọi để tử Chu Tích vào, cố gắng mở mắt ra nhìn Chu Tích nói: “Ta đi đây!”. Chu Tích rơi lệ hỏi: “Ngài có lời nào muốn nói không?”.

Vương Dương Minh khẽ cười nói: “Tâm này quang minh, còn cần phải nói gì nữa?”. Một lát sau ông qua đời.

Dương Liên (1572-1625)

1291941552400432-1291941552402619

“Cười to, cười to, vẫn cười to, sợ gì bị gian tà chém đầu”,Dương liên huyết thư

Dương Liên ban đầu là người của đảng Đông Lâm (đảng cuối thời Minh), có thể nói là một người bình thường, chức cũng không cao, đến khi Minh Thần Tông băng hà thì ông chỉ làm một chức quan trung bình. Sau khi Minh Hi Tông lên ngôi ông được thăng chức làm phó đô ngự sử.

Trong khoảng thời gian từ năm 1621 đến năm 1627, Minh Hi Tông sao nhãng việc triều chính, quyền hành trong triều dần dần bị hoạn quan Ngụy Trung Hiền nắm giữ. Thấy Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực, Dương Liên rất lo lắng, tháng 6 năm 1624 Dương Liên trình tâu tố cáo 24 đại tội của Ngụy Trung Hiền với vua, nhưng vua không tin. Ngụy Trung Hiền biết được, căm hận trong lòng nên đã tìm cách hãm hại Dương Liên, vu ông tội nhận hối lộ một vạn lượng.

Sau đó, ông bị bắt giam và bị tay chân của Ngụy Trung Hiền tra tấn rất dã man, cuối cùng ông chết ở trong tù, trước lúc chết ông đã cắn nát ngón tay của mình dùng máu để viết “Ngục trung tuyệt mệnh thư“.

Trong bức thư tuyệt mện này có đoạn viết: “Ta một đời nhân nghĩa, giờ chết ở trong ngục, khó thể nói là chết có ý nghĩa. Khổng tử nói: ‘Khi đối mặt với thị phi không thể mất đi khí phách!’, ta có chết cũng không khổ thẹn với linh hồn của tiên đế, không làm thất vọng nhị tổ, thập tông hoàng thiên hậu thổ, thiên hạ bách tính đời đời. Cười to, cười to, vẫn cười to, sợ gì bị gian tà chém đầu”.

Sau khi Minh Tư Tông lên ngôi, đã giết Ngụy Trung Hiền, tiêu diệt Yêm Đảng, sau đó cho xét xử lại vụ của Dương Liên, cuối cùng ông được minh oan và ghi nhận công lao.

Xem thêm: Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử (Phần 4)

Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x