Nhật Bản: Đổ nước nhiễm xạ vào Thái Bình Dương là lựa chọn duy nhất?
Bộ trưởng môi trường Nhật Bản, Yoshiaki Harada, cho biết nước này sẽ phải đổ một lượng lớn nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi từng bị hư hại trong trận động đất tháng 3/2011 ra biển vì cơ sở này sắp hết khoang chứa dự trữ.
Hãng tin BBC đưa tin, 3 lò phản ứng hạt nhân của thành phố Fukushima đã bị hư hại nặng nề trong trận động đất kinh hoàng và sóng thần vào tháng 3/2011, đồng thời cho biết không gian lưu trữ nước nhiễm xạ sẽ hết chỗ chứa vào năm 2022.
Hãng Japan Today cũng cho biết, công ty điện lực TEPCO, nhà điều hành Fukushima đã thu thập được hơn 1 triệu tấn nước nhiễm xạ từ các ống làm mát nhà máy. Trước kia, Lượng nước này đã được sử dụng để giữ cho lõi nhiên liệu không bị tan chảy.
Lựa chọn duy nhất là sẽ phải đổ nó ra biển để làm loãng đi chất phóng xạ. Vào ngày 10/9, bộ trưởng môi trường Nhật Bản, Yoshiaki Harada cho biết. “Toàn bộ chính phủ sẽ phải thảo luận thật nghiêm túc về vấn đề này, nhưng tôi muốn đưa ra ý kiến đơn giản của mình.”
Chính phủ Nhật Bản đang chờ báo cáo từ hội đồng trước khi đưa ra quyết định về cách thức đổ nước nhiễm phóng xạ ra biển.
Tuy nhiên, chánh văn phòng Nội các, ông Yoshihide Suga đã mô tả rằng các bình luận của bộ trưởng Harada chỉ là ý kiến cá nhân.
Hãng AFP đã đưa tin về báo cáo của ông Suga rằng “Việc chúng tôi đưa ra phương pháp xử lý nước nhiễm xạ là chuyện không đúng sự thật.”
Phát ngôn viên của TEPCO cũng cho biết, công ty của họ không đủ khả năng và thẩm quyền để quyết định đổ nước nhiễm xạ ra biển.
BBC đã đưa ra một lưu ý rằng có khoảng 200 tấn nước nhiễm phóng xạ đã được bơm ra khỏi các tòa nhà lò phản ứng hạt nhân bị hư hại trong 8 năm qua. Các đồng vị phóng xạ trong lượng nước bị ô nhiễm đã được loại bỏ thông qua một quá trình lọc phức tạp và tỉ mỉ.
Nhưng đài truyền hình Nhật Bản cũng cảnh báo rằng đồng vị phóng xạ có tên là Tritium là không thể bị loại bỏ ra khỏi nước trong các bể chứa.
BBC cho biết, các nhóm ngư dân trên biển kịch liệt phản đối việc đổ nước bị nhiễm xạ vào đại dương. Trong khi đó, cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hối thúc Nhật Bản phải nhanh chóng đưa ra quyết định khẩn cấp về cách xử lý lượng nước nhiễm xạ này.
Vào tháng 3/2019, đài truyền hình công cộng NHK của Nhật Bản cho biết TEPCO “đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng nước bị nhiễm chất phóng xạ”.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)