Nhân quả báo ứng: Vợ Khang Sinh hành ác, cuối đời gặp ác báo
Tào Dật Âu sở dĩ nổi tiếng, vốn không phải chỉ bởi bà là vợ của Khang Sinh, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn vì bà và Khang Sinh đều là những tay sát nhân trong giới chính trị Trung Quốc hiện đại.
Trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, thậm chí trước Đại Cách mạng Văn hóa, Tôn Dật Âu vẫn luôn thích ‘thi thố tài năng’, tích cực tham gia các cuộc vận động chính trị, phát tiết đến mất hết cả lý trí. Thủ đoạn hại người của Tào Dật Âu và Khang Sinh bao gồm cắt câu lấy nghĩa, bịa đặt tội danh, bóp méo sự thật, tra tấn tàn nhẫn, v.v… Rất nhiều người đã phải nếm đủ mọi thống khổ, thậm chí mất đi tính mạng trong tay bà.
Khi Tào Dật Âu còn công tác ở trường đảng trung ương, Lâm Tường đã từng làm thư ký cho bà. Có một lần, đảng ủy mở cuộc họp, Tào Dật Âu không đến. Sau khi cuộc họp kết thúc, Lâm Tường đã gọi điện thoại cho bà, nói: “Chị Tào, sau này chị có việc gì hãy nói với em một tiếng, để em xin phép giúp chị”.
Không ngờ, Tào đùng đùng nổi giận: “Nhà ngươi là cái thá gì? Còn dám đến quản ta!”. Từ đó về sau, Lâm Tường đã trở thành mục tiêu bức hại của bà.
Hoành Khải vốn là một cựu hồng quân. Có một lần, Hoành Khải và mấy người bạn khác chuẩn bị đi thăm Tào Dật Âu. Vì là lúc giữa trưa, Hoành sợ quấy rầy Tào ngủ trưa, bèn ở bên ngoài cửa sổ nhón chân lên xem thử một cái, muốn xem thử là Tào đã ngủ hay chưa, không ngờ vừa khéo lại bị bà ta nhìn thấy. Từ đó, Hoành luôn bị vu khống là đặc vụ có ý đồ mưu hại bà.
Tuy nhiên, kẻ hại người tất gặp báo ứng, đó giống như một quy luật của vũ trụ. Tào Dật Âu đã từng mắc phải chứng bệnh, loại bệnh đặc thù này có quan hệ đặc biệt với những năm điên cuồng trong các cuộc vận động chính trị. Sau Đại Cách mạng Văn hóa, chứng bệnh này càng trầm trọng hơn.
Sau khi Khang Sinh chết, Tào Dật Âu từ con hẻm Tiểu Thạch ở Bắc Kinh chuyển đến căn lầu số 22 Mộc Tê Địa, ngôi lầu này vốn được xây riêng dành cho cán bộ cấp bộ trưởng, ông Vương Quang Mỹ cùng rất nhiều lão cán bộ đã từng bị Khang Sinh, Tào Dật Âu bức hại đều đã từng sống ở đây.
Sau khi Tào Dật Âu chuyển đến ở trong nhà lầu này, lúc nào cũng cảm thấy giống như sống trong nhà ngục. Những lời nguyền rủa, oán hận của mọi người khiến bà ta ngày đêm sợ hãi, lo lắng, đau khổ, căng thẳng không yên. Bà ta sợ tiếng gõ cửa, sợ tiếng vang, và càng sợ người, nhất là những người già và người trung niên đã từng bị bà bức hại.
Bà thường mơ thấy ác mộng cả ngày lẫn đêm, mơ thấy có rất nhiều người hung ác hình thù quái dị muốn giết bà, đuổi đánh bà, về sau thậm chí ngay giữa ban ngày còn nhìn thấy những oan hồn đến tìm bà ta đòi mạng, thế cho nên tinh thần của bà hoảng sợ không chịu nổi một ngày.
Chập tối một ngày, cháu gái bà vừa đi vào phòng, bà liền ngã vật xuống đất, quỳ lạy đứa cháu gái, kêu khóc rằng: “Bây giờ có người muốn tìm ta trả thù, muốn giết hại ta, làm ơn hãy cứu ta mau lên, nếu không ta sẽ chết mất!”.
Đứa cháu gái vốn không hề có chút hoang mang, mấy năm gần đây, Tào Dật Âu điên điên khùng khùng, nói năng lung tung, nói những lời chẳng đâu ra đâu, làm những chuyện khó hiểu đã là chuyện như cơm bữa, hơn nữa càng ngày càng nghiêm trọng. Năm 1991, bà đã kết thúc một đời của mình trong sự hoang mang, lo lắng và sợ hãi.
Theo Epochtimes.com