Nguồn gốc hai chữ ‘lam’ và ‘cấm’ bắt đầu từ vườn địa đàng
Trong thời hiện đại, quan niệm văn hóa Đông – Tây vẫn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Tuy nhiên, dựa vào câu chuyện trong Thánh Kinh Adam và Eva cùng với văn tự chữ ”lam” (tham lam) và chữ ”cấm” (điều cấm) của Trung Hoa, chúng ta dễ dàng tìm ra điểm gặp gỡ kỳ diệu giữa hai nền văn hóa này.
Trong Thánh Kinh của phương Tây có giảng rằng Thượng Đế đã dùng bùn đất để tạo nên thủy tổ đầu tiên của nhân loại là Adam và Eva. Adam và Eva sống một cuộc đời vô ưu vô lo trong vườn địa đàng. Trong vườn có hai cái cây đặc biệt, đó là cây trí huệ và cây sự sống.
Nghe nói nếu ăn quả của cây trí huệ thì sẽ có thể phân rõ tốt xấu thiện ác, ăn quả của cây sự sống thì sẽ được trường sinh bất lão. Thượng Đế cảnh cáo Adam rằng tuyệt đối không được phép ăn quả của cây trí huệ. Về sau, Eva bị con rắn mê hoặc dụ dỗ mà trộm ăn quả trí huệ, còn đưa cho chồng cùng ăn, hai người họ vì vậy mà đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng.
Trong văn tự Trung Hoa, chữ ‘lam’ (婪 – tham lam) do hai chữ ‘mộc’ (木) phía trên và một chữ ‘nữ’ (女) phía dưới tạo thành, mà song ‘mộc’ lại tạo thành chữ ‘lâm’ (林), tức là khu rừng, vườn cây. Nếu đem so với câu chuyện Eva trộm ăn trái cấm trong vườn tình cờ trùng khớp.
Còn chữ ‘cấm’ (禁 – điều cấm) là do hai chữ ‘mộc’ như trên (林 – khu rừng, khu vườn) và một chữ ‘thị’ (示 – ngăn cấm) tạo thành, khái quát một cách đơn giản nhất, quả thật rất khớp với việc Thượng Đế cảnh cáo Adam tuyệt đối không được ăn quả trên cây trong câu chuyện trên.
Văn hóa Trung Hoa truyền thống trước kia được cho là văn hóa thần truyền, tức là văn hóa được Thần truyền thụ. Trong đó, văn tự Trung Hoa cũng là văn tự Thần truyền, ở đây chúng ta có thể thấy được sự tương đồng đến kinh ngạc. Điều khiến mọi người sửng sốt nhất chính là, những điều trùng hợp này trong hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây lẽ nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi sao?
Theo chanhkien.org