Nguồn gốc của đậu hũ và bài học triết lý của Lão Tử
Xưa có câu chuyện cổ tương truyền về một vị tướng của đất người Hán trong cái họa nạn mà phát minh ra món đậu hũ đem lại phúc phận đến tận ngày nay cho người dân trên khắp thế giới.
Tương truyền ở vùng đất Hoài Nam thuộc Trung Hoa cổ đại (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc) có một vị tướng quân tên Lưu An. Ông đặc biệt dành sự quan tâm của mình cho Đạo giáo, cũng nhờ vậy mà món đậu hũ có duyên cơ phát minh ra từ 2.100 năm trước đây.
Tướng Lưu dành hết toàn bộ gia sản của mình tầm cứu Đạo, viết sách về Đạo giáo. Ông ấy tin rằng, mình đã tìm được bí quyết của sự trường thọ và bắt đầu luyện đơn. Khi nỗ lực chế biến thuốc của ông ấy thất bại, ông đã tức giận ném một nửa số thuốc đang luyện dang dở xuống sông. Lượng thạch cao tự nhiên trong nước sông đã kết hợp với những chất kỳ bí có trong thuốc được làm từ bột đậu nành của ông tạo thành những chất kết đông và như vậy, những miếng đậu hũ đầu tiên đã hình thành.
Nhiều người khi được nếm thử món đậu hũ cảm thấy rất ngon và thanh mát, sau dần đậu hũ trở nên phổ biến hơn đến người dân.
Tướng Lưu An cũng chính là sử gia viết cuốn hồi ký “Hoài Nam”, một bộ sưu tập các bài tranh luận học thuật đáng kính nể.
“Hoài Nam” hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng cung điện Quốc gia Đài Loan, được cho là bản duy nhất còn sót lại từ triều đại nhà Tống. Câu chuyện “Tái Ông mất ngựa”, là một trong những tác phẩm nối tiếng của Trung Quốc.
Chuyện kể rằng, xưa có Tái Ông sống ở vùng biên cương cùng người con trai của mình, ông vốn sống lạc quan, bao dung, bởi vậy mà được rất nhiều người mến mộ. Ông rất yêu quý ngựa và thường hay để đàn ngựa của mình tự do lang thang trên đồng cỏ.
Bỗng một hôm, một người đầy tớ từ đâu chạy vào nhà báo với Tái Ông: “Bẩm ông, nhà mình bị mất một con ngựa”.
Mọi người đều cảm thấy tiếc cho ông, nhưng ông lão không hề cảm thấy có gì đó buồn lòng vì sự mất mát này. Tái Ông đáp: “Ai biết được, mất mát có thể đem lại may mắn cho chúng ta”.
Một vài tháng sau, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Con ngựa bị mất cách đây không lâu quay trở về, không những một mình mà còn theo sau một con tuấn mã.
Khi dân làng nghe tin, họ kháo nhau đến chúc mừng Tái Ông. Tuy nhiên, lúc này Tái Ông lại phán: “Ai mà biết được, đây là điềm dữ hay lành”.
Từ ngày có thêm một con tuấn mã, con trai ông vui mừng khôn xiết, ngày ngày cưỡi ngựa rong chơi, hóng gió, đi không biết mệt. Cuối cùng, do bất cẩn cậu này ngã ngựa và gãy chân.
Dân làng nghe tin lại đến an ủi Tái Ông. Tuy nhiên, không gì có thể động đến tâm của Tái Ông ngay cả việc người con trai duy nhất của mình bị liệt sau cú ngã ngựa. Khi ấy ông chỉ nói: “Ai biết được, sau tất cả điều này sẽ lại may mắn về cho gia đình ta?”
Một năm sau, khi các nước láng giềng đem quân qua vùng biên giới xâm chiếm Trung Nguyên. Tình hình biên ải đột nhiên căng thẳng, thanh niên trai tráng đều được gọi nhập ngũ đi lính, kết quả mười người thì có 8, 9 người mất mạng trên chiến trường. Riêng con trai của Tái Ông bị què chân nên được miễn quân dịch, vì thế cha con ông tránh được nạn sinh tử biệt ly.
*****
Thông qua câu chuyện của tướng Lưu An, ông muốn nhấn mạnh một tư tưởng triết lý mà Lão Tử đã từng giảng: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”.
“Họa” và “phúc” đồng tồn, đạt đến một điều kiện nhất định chúng tự động hoán chuyển. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều thuận theo cái lý ấy mà hành.
Cuộc sống vốn như một dòng chảy bất tận và biến đổi không ngừng. Vô thường là một chân lý, vạn sự vạn vật đều tuân theo nguyên lý ấy. Đâu ai biết được ngày mai rồi sẽ ra sao? Việc tốt xấu trong đời người không là tuyệt đối, chuyện tưởng như là xấu mà lại có thể dẫn tới kết quả tốt đẹp, và những chuyện được cho là tốt đẹp cũng có thể dẫn tới hậu quả xấu. Quan trọng là chúng ta giữ được tâm thái bình thản trước tất cả mọi sự xảy đến với mình, biết chấp nhận nó, không truy cầu hay than vãn.
Theo Epoch Times