Người thầy bệnh nặng hỏi Lão Tử “lưỡi của ta còn không?”, ẩn ý thật sâu xa

07/11/16, 11:31 Cổ Học Tinh Hoa

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông được coi là người viết Đạo Đức Kinh và được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo. Những giai thoại về ông vẫn luôn là những bài học thâm thúy cho ngày nay.

20110308170444530276

1. Người thầy điểm hóa Lão Tử

Lão Tử khi còn nhỏ đã từng có một người thầy, tên là Thường Tung. Người thầy này truyền thụ lễ nghi thời Ân Chu cho ông một cách tường tận. Lễ nghi Ân Chu đặc biệt nhiều, khiến cho Lão Tử cảm thấy: con người cần phải giữ nhiều lễ nghi như vậy, sống ở trên đời này, thật sự là rất khó khăn.

Rất nhiều năm sau đó, Lão Tử đã khôn lớn, Thường Tung cũng đã già yếu. Có một lần, Thường Tung bệnh rất nặng, nhìn dáng vẻ chính là không còn sống được bao lâu nữa. Lão Tử sau khi hay tin, liền muốn đi thăm hỏi thầy.

Lão Tử đến trước giường bệnh của Thường Tung, Thường Tung há miệng ra, sau đó giơ tay lên, chỉ vào cái miệng, hỏi Lão Tử: “Cái lưỡi của ta còn nữa không?”.

Lão Tử cảm thấy rất kinh ngạc nghĩ: “Thầy phải chăng đã bệnh đến hồ đồ rồi? Cớ sao lại hỏi câu này chứ? Nếu không có lưỡi, thầy làm sao nói chuyện được?”.

Thường Tung lại hỏi Lão Tử: “Răng của ta thì sao?”.

Trong miệng của Thường Tung không còn lại chiếc răng nào. Lão Tử trả lời theo sự thật.

Thường Tung nói: “Con biết ta hỏi điều này, là vì sao không?”.

Lão Tử lúc này mới ý thức được, thầy là đang chỉ điểm cho mình: cái lưỡi thì mềm, vậy nên nó vẫn còn; cái răng thì cứng, vì vậy nó dễ rụng đi. Vạn sự vạn vật trên thế gian, chẳng phải đều như vậy cả sao.

Về sau, Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh”, đã viết như vậy: “Con người khi mới sinh thì yếu mềm, mà khi chết lại cứng khô. Vạn vật cỏ cây, khi mới sinh thì mềm mại, đến khi chết thì khô héo. Cho nên cứng cỏi thời chết, mềm mại thời sống … Cho nên cứng cỏi thời kém, mềm mại thời hơn“. “Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước; thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng chi hơn nó, chẳng chi thay thế được nó. Mềm thắng cứng, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết thế, mà chẳng ai làm được”.

Lão Tử bởi vậy lại lĩnh ngộ được: đối nhân xử thế, cần nên phải “thủ kỳ thư, tức ôm giữ sự mềm mại. Khi nhỏ, người thầy Thường Tung giảng lễ nghi Ân Chu cho bản thân, cốt lõi của nó là khiêm nhường, bấy giờ Lão Tử mới nhận thức được sâu sắc.

2. Lời thật không dễ nghe

Quê nhà của Lão Tử là ở Bạc Châu (An Huy, Trung Quốc ngày nay), là quê hương nổi tiếng với hoa mẫu đơn. Có một ngày, trong làng có một người đến bán “gốc mẫu đơn”, đem gốc cây củ gai trông giống hệt như gốc mẫu đơn bày trên tấm vải màu đỏ, dùng những ngôn từ dễ nghe để chào mời khách mua, rằng:

Một đóa mẫu đơn tỏa ánh hồng,

Màu sắc rọi người khắp nhà thơm;

Đóa hoa lớn cỡ cái thau chậu,

Diễm lệ vô cùng, vua loài hoa!

Lão Tử nghe ông ta nói hay nói ngọt như vậy, bèn mua một cây. Sau khi về nhà, vô cùng mừng rỡ vun trồng nó ở trong sân. Không lâu sau, gốc cây đó đã nảy mầm, mọc ra những lá non. Nhưng mà, đợi mãi đợi mãi, không nhìn thấy hoa đâu, và thân cây dần dần hiện lộ ra nguyên hình cây củ gai.

Mùa xuân năm thứ hai, trong làng lại có một người bán gốc mẫu đơn. Lão Tử bởi vì đã mắc lừa lần trước, liền nói với người bán gốc mẫu đơn rằng: “Thứ ông bán, có phải là mẫu đơn không?”. Người đó không nói nhiều, trước tiên nhìn Lão Tử một cái, tiếp đó không đếm xỉa tới, nói năng thô lỗ rằng: “Chỉ một đống này, ông muốn mua thì mua, không muốn mua thì thôi!”.

Lão Tử cảm thấy người này kỳ lạ: “Sao ông ta lại không khen hàng của mình nhỉ?”.

Nhưng mà, Lão Tử vẫn mua một cây, về nhà ươm trồng ở trong sân vườn. Mười ngày sau, trên mặt đất đã trồi lên mầm non, không lâu sau, cây mẫu đơn đó lại nở ra mười mấy bông hoa lớn cỡ cái tô, khiến cho hàng xóm láng giềng đều đến thưởng thức, Lão Tử rất là vui mừng, bèn kể về câu chuyện hai lần mua gốc mẫu đơn của mình.

28n
(Ảnh minh họa)

Về sau, Lão Tử sáng tác “Đạo Đức Kinh”, đặc biệt đem “lời hay thì không thật, lời thật thì không hay” viết vào trong kinh sách, ý chính là: lời nói thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không chân thật.

3. Khóc khan ba tiếng

Sau khi Lão Tử mất, Tần Thất người bạn thân của Lão Tử và Tần Thất đến viếng tang. Tần Thất đến trước thi thể của Lão Tử, khóc khan (khóc không nước mắt) mấy tiếng, liền đi ra.

Đệ tử của Lão Tử, hỏi Tần Thất: “Ông ấy chẳng phải là bạn thân của ông sao?”.

Tần Thất trả lời: “Đúng vậy”.

Đệ tử của Lão Tử, lại hỏi: “Vậy bộ dạng chia buồn của ông như vậy, cũng được sao?”.

Tần Thất nói:

“Có thể. Lúc bắt đầu, tôi còn cho rằng thầy của cậu (chỉ Lão Tử) vẫn còn sống, và sau khi nhìn thấy, mới biết ông ấy đã chết rồi. Vậy nên tôi mới khóc khan ba tiếng. Lúc nãy khi tôi bước vào chia buồn, có người già khóc thương ông ấy, chính là giống hệt như khóc than con trai của mình; có những người trẻ tuổi khóc than ông ấy, chính là giống như khóc thương mẹ của mình.

Trong số những người tụ tập ở nơi này, nhất định là có người không muốn nói chuyện mà nói chuyện, có người không muốn khóc mà phải khóc. Họ làm như vậy, cũng đã làm trái phép tắc tự nhiên, cũng đã làm trái với chân tình của con người. Họ đã quên rằng: sinh tử của con người, là lẽ đương nhiên. Vậy nên thầy của cậu lúc còn sống, ông ấy đã sinh ra đúng thời; vậy nên khi ông ấy chết, đã thuận thế mà ra đi. Biết thuận thế hợp thời, tình cảm buồn vui, sẽ không còn vướng tâm nữa.

Thời xưa, gọi cái chết là ‘đế chi huyền giải’, ý là: con người ta sống ở thế gian, là ông trời trói buộc anh ở đây; chết rồi, là ông trời đã giải thoát cho anh đấy”.

Tiểu Thiện, dịch từ zhengjian.org

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

x