Bí ẩn: Cung nữ hồi sinh sau 300 năm và câu chuyện chấn động tâm can dành cho hậu nhân

20/02/21, 10:37 Nhân quả - Luân hồi

Mặc dù đối với nhiều người hiện đại, chuyện người đã chết rất nhiều năm có thể sống lại dường như thật viển vông và khó tin, nhưng điều này lại là sự thật.

chết đi sống lại
Chuyện người đã chết rất nhiều năm có thể sống lại dường như thật viển vông và khó tin, nhưng lại là sự thật. (Ảnh qua Pinterest)

Gần đây, có một bài viết kể rằng: “Đại Thiên thế giới thật nhiều điều kỳ lạ, người đã chết cả trăm năm rồi còn có thể sống lại”. Tác giả đã trích dẫn một số ví dụ về những người đã chết có thể “hoàn dương” vài ngày sau đó, hoặc sau vài thập kỷ, thậm chí là sau hàng trăm năm. 

Dù con người có tin hay không, những điều này trong lịch sử vẫn luôn xuất hiện và được ghi chép lại rất cẩn thận. Việc người chết có thể sống lại ắt có nguyên nhân quan trọng đằng sau đó.

Người phụ nữ thời Đường sống lại sau khi chết cả trăm năm, thân thể không bị mục rữa

Vào thời Đường Cao Tổ Vũ Đức, tại Nhữ Dĩnh (khu vực Hà Nam, Trung Quốc ngày nay) có người tên Vi Phúng rất giàu có, sống thu mình ít kết giao bạn bè, lúc nhàn hạ thường ngâm thơ hoặc chăm sóc vườn tược, lấy việc trồng hoa và cây kiểng làm thú vui.

Thư đồng (cậu bé hầu hạ đèn sách) của Vi Phúng, trong lúc cắt cỏ phát hiện thấy có tóc người ở dưới đất, cảm thấy rất tò mò, cậu tiếp tục đào sâu hơn thì nhận thấy tóc ngày càng nhiều và không còn rối nữa, giống như vừa mới được chải chuốt xong vậy. 

Cậu bé nhìn thấy sợ quá bèn vội chạy đi báo với Vi Phúng. Ông cũng cảm thấy vô cùng kỳ quái bèn cho đào sâu hơn một thước, thì bất ngờ lộ dần đầu một người phụ nữ, hơn nữa sắc mặt tươi sáng như còn sống. Đào tiếp thì cả người phụ nữ cũng lộ ra.

Vi Phúng kinh ngạc đưa người phụ nữ lên mặt đất, một lúc sau, nàng tỉnh lại, nhanh chóng đứng dậy, bước đến bái tạ Vi Phúng. Nàng kể rằng mình vốn là hầu nữ của tổ phụ (ông nội) Vi Phúng, tên là Lệ Dung, lúc trước từng phạm sai lầm nhỏ. Vì phu nhân ghen tuông nên thừa dịp lang quân không có ở nhà, đã đem nàng chôn sống trong hoa viên, sau đó nói dối rằng Lệ Dung vì làm ra chuyện sai trái nên đã bỏ trốn, khiến cho mọi người không ai biết chuyện này.

Lệ Dun
Mặc dù đã bị chôn sống hơn 90 năm, nhưng dung mạo của Lệ Dung vẫn trẻ trung như tuổi 20. (Ảnh qua daynews)

Lệ Dung kể: “Tôi vừa chết được một lúc thì bị hai người mặc đồ đen đưa đến một nơi, cổng vào cao lớn, điện đường rộng rãi, binh sĩ oai nghiêm. Tôi nhìn thấy Diêm Vương ở đó, ngài ấy hỏi tôi tại sao lại đến đây. Người mặc áo đen đưa tôi đi bèn kể lại sự việc, còn tôi thì sợ quá nên không dám tố cáo phu nhân. 

“Một lúc sau, tôi được đưa đến chỗ nha môn Âm phủ. Tôi thấy cáo trạng bên trong chất thành đống. Quan quân đang xúm nhau tìm hồ sơ án trạng, không khí rất náo nhiệt. Đến lượt tôi, một viên quan Âm phủ sau khi điều tra xong hồ sơ đã nói rằng mạng tôi không đáng chết, còn phu nhân vì ghen tuông mà nảy sinh dã tâm giết người, nên bị xử tội chuyển 11 năm thọ lộc sang cho tôi. Sau đó, một vị phán quan xét xử vụ án của tôi, mọi chuyện đến lúc đó cũng đã rõ ràng rồi. Tuy nhiên, trước khi kết quả được công bố, vị phán quan này đột ngột bị cách chức, do đó vụ án của tôi bị tạm hoãn…”

“Sau khi vụ án bị gác lại hơn 90 năm, ngày hôm qua, đột nhiên có một vị Thiên Quan đến xử lý các vụ án đang bị tích lại ở Âm phủ. Tất cả những oan hồn đều được xét xử và cho trở về nhân gian, khi ấy vụ án của tôi mới có kết quả. Cũng có nhiều người ở cõi Âm như tôi, chắc là do địa vị thấp hèn, lại nhiều vụ án nên quan viên Âm phủ cũng không vội xử lý. Vị Thiên Quan trông như đạo sĩ dương gian vậy, mũ áo đỏ thẫm, cưỡi ngựa bay đến. Ngài ấy đã cho phép tôi sống lại và còn cho thêm 11 năm dương thọ nữa.”

Sau khi nghe câu chuyện, Vi Phúng cơ bản đã hiểu sự tình, nhưng vẫn còn thắc mắc: “Hồn phách đã rời đi, tại sao thể xác không bị hủy hoại?”

Lệ Dung đáp: “Phàm là vụ án chưa được giải quyết, thì người đó sẽ được người ở Âm phủ đắp thuốc lên thân thể để không bị thối rữa.”

Vi Phúng cảm thấy chuyện này thật kỳ lạ, ông bèn để Lệ Dung đi tắm gội và thay quần áo. Lúc đó, nàng phát hiện dung mạo của mình vẫn như mới 20 tuổi. 

Sau này, Lệ Dung kể về một số chuyện nơi Âm phủ cho Vi Phúng và những người khác nghe. Vậy nên Vi Phúng thường nói: “Tu thân lũy đức, vô báo dĩ phúc. Thần tiên chi Đạo, nghi cần cầu chi” (Tạm dịch: Tu tâm tích đức, không báo oán mà được phúc. Đạo của Thần tiên, cần phải để tâm tới).

Vài năm sau, Vi Phúng và Lệ Dung đột nhiên mất tích, người thân chỉ tìm thấy những ghi chép về chuyện người chết đi sống lại trong nhà của ông, có lẽ hai người họ đã đến một nơi hẻo lánh để tu hành.

Cung nữ thời Ngụy Văn Đế sống lại sau 300 năm

Tương truyền rằng, Đậu Kiến Đức là thủ lĩnh nghĩa quân nổi dậy vào những năm cuối triều đại nhà Tùy. Ông từng đào thấy một ngôi mộ ở Nghiệp Trung, trong quan tài không có gì khác ngoài một thiếu nữ sắc diện còn tươi tắn như người sống, dung mạo diễm lệ, tuổi tác ước chừng chỉ tầm 20. Tuy nhiên, nhìn vào trang phục, có vẻ như nàng không phải là người thời nhà Tùy.

Một lúc sau, nhận thấy dường như thiếu nữ vẫn còn hơi thở, Đậu Kiến Đức liền ra lệnh cho người đưa nàng về trong doanh trại. Ba ngày sau, nàng tỉnh dậy và có thể nói chuyện. 

Nàng nói với Đậu Kiến Đức rằng, mình là cung nữ của Ngụy Văn Đế và Chân Hoàng Hậu, khi đi cùng Chân Hoàng Hậu đến vùng đất Nghiệp Thành (phía Bắc An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) thì chết và được mai táng tại đó. 

Thiếu nữ nói rằng mệnh của nàng vốn chưa tận, có thể hoàn dương, nhưng vì người nhà không có ai giúp nàng khiếu nại nên vụ việc bị trì hoãn đến tận lúc này mới xong. Khi hỏi lại thời gian, nàng mới biết rằng đã trôi qua 300 năm rồi.

cung nữ
Người cung nữ kể cho Đậu Kiến Đức nghe về cái chết của Chân Hoàng Hậu. (Ảnh qua 24h)

Nàng cũng kể cho Đậu Kiến Đức biết về cái chết của Chân Hoàng Hậu, đó là quá trình mà nàng nhìn thấy rất tường tận. Theo sử sách, Chân Hoàng Hậu là vợ cả của Ngụy Văn Đế Tào Phi và là mẹ ruột của Ngụy Minh Đế Tào Duệ. Tuy nhiên, bà vốn là vợ của Viên Hi (con trai thứ của Viên Thiệu). Sau này, Tào Tháo dẫn quân đánh chiếm Nghiệp Thành, vì có nhan sắc nổi bật nên bà được Tào Phi (con trai Tào Tháo) nạp làm thiếp và rất được sủng ái.

Tuy nhiên sau khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế đã sủng ái các phi tần khác, Chân Hoàng Hậu vì thế mà bực bội nói mấy lời oán thán, nên bị hoàng đế ban chết. Sau khi con trai bà là Tào Duệ lên ngôi, Chân Hoàng Hậu được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng Hậu.

Kể từ đó, Đậu Kiến Đức vô cùng sủng ái vị cung nữ này. Khi ông bị quân Đường tiêu diệt, cung nữ cũng vì tình cảm với ông mà quyên sinh.

Thân thể xương thịt của vị cung nữ không hề thối rữa trong 300 năm, có lẽ cũng là do đã được người ở Âm phủ dùng thuốc bảo quản.

Huyện lệnh hồi sinh nhờ lập công ở Âm phủ

Chuyện kể rằng, Lưu Toàn Tố quê ở Tống Châu, Hà Nam, Trung Quốc, là võ quan huyện úy ở huyện Trần Lưu. Vào năm Trinh Quán thứ 2 thời nhà Đường, mẹ của ông qua đời, ông mặc tang phục hộ tống linh cữu của mẹ về quê để hợp táng (chôn cất cùng chỗ) với cha là Lưu Khải – người từng làm tri huyện ở huyện Vệ đã qua đời hơn 30 năm trước.

Tuy nhiên, khi mở quan tài của cha, Lưu Toàn Tố nhận thấy thi thể của ông giống như đang còn sống, ông bắt đầu thở chậm, và với sự giúp đỡ của con trai, ông đã có thể ngồi dậy, đến chạng vạng tối thì có thể nói chuyện: “Đã lâu không gặp rồi, mọi chuyện của con vẫn ổn chứ?” 

Lưu Toàn Tố khóc trong vui mừng, kể cho cha nghe những gì đã xảy ra trong gia đình những năm qua. Nhưng Lưu Khải lại nói: “Con không cần nói nữa, ta đều biết.”

Lưu Toàn Tố chuẩn bị cho cha tắm rửa thay quần áo, sau đó uống chút cháo loãng, khi Lưu Khải dần hồi phục khí lực, ông nói với con trai rằng: “Khi ở Âm phủ, ta được cho cai quản thành Phong Đô trong 30 năm và xử lý những vụ án lâu năm, vì có công nên được cho sống lại. Ta lo con không tin nên nói đơn giản một chút.” Ông nhắc nhở con trai không được tiết lộ cho người ngoài. Vì vậy Lưu Toàn Tố sau đó đã gọi phụ thân là chú của mình.

Nửa năm sau, Lưu Khải đến nước Thục và không bao giờ trở lại, cũng không ai nghe tin gì về ông nữa.

Đầu lìa khỏi xác, vẫn có thể hoàn dương

võ quan
Vị võ quan đầu lìa khỏi cổ vẫn có thể được Âm phủ cứu sống trở lại. (Ảnh qua ĐKN)

Vào thời nhà Đường, chủ quản quận Ngũ Nguyên cử một Giáo quan (một chức võ quan) đến Dương Châu để xin tiếp viện một số quần áo và đồ dùng hàng ngày. Lý do phái người này đi là vì ông ấy có người quen ở Dương Châu, và vị chủ quản tin rằng ông ấy có thể làm tốt nhiệm vụ.

Khi đến Dương Châu, vị quan địa phương tiếp đãi rất ân cần, thấy trên cổ giáo quan có một vòng thịt bị thương để lại vết sẹo rõ ràng, trông rất đáng sợ, nên mạo muội hỏi ông xem chuyện gì đã xảy ra. Vị giáo quan này không ngần ngại mà kể cho quan địa phương nghe đầu đuôi sự tình.

Khi đó giáo quan tuần tra ở biên giới, lúc ông dẫn quân đến khu vực Du Tắc, thì bất ngờ bị người Hồ đột kích. Có đến mấy ngàn kỵ binh người Hồ tấn công quân của ông. Kết quả là toàn quân của ông cả năm, sáu trăm người đều bị giết chết hết, xác chất thành đống như núi, bản thân ông cũng “đầu lìa khỏi cổ”.

Sau khi mặt trời lặn, hồn phách của giáo quan chợt nghe thấy tiếng mắng chửi, giống như của quan thị sát Âm phủ. Khi đến gần, viên quan thị sát tức giận nói: “Người này lẽ ra không chết, vậy tại sao lại bị giết?”

Vị quan hầu bên cạnh nghe vậy dập đầu cầu khẩn xin tha tội. Sau đó vị quan thị sát nói: “Nếu không để người này sống lại, thì ngươi phải đền mạng”. Vị quan hầu kia hứa sẽ làm cho ông sống lại. 

Quan thị sát gật đầu đồng ý, nhưng một lúc sau lại quát lớn: “Cần làm ông ta sống lại càng sớm càng tốt, không được để trễ mất thời gian”. Vị quan hầu liên tục dạ thưa.

Ngay lập tức sau đó, viên quan hầu lấy đầu của vị giáo quan gắn lại lên cổ trong khi xác của ông đang nằm trên đám lá dày. Bên cạnh đầu ông, đặt một nửa bát cháo loãng với một chiếc thìa gãy được cắm trong bát. Khi tỉnh lại, vị giáo quan đưa tay cầm lấy thìa ăn chút cháo loãng. Ăn xong lại mê man ngủ tiếp. 

Khi mở mắt ra lần nữa, ông thấy một nửa bát cháo vẫn còn đó. Sau 7 ngày như vậy, vị giáo quan đã có thể khập khiễng chống gậy trở về quân trại. Đó là nguyên nhân hình thành vết sẹo trên cổ ông.

Như vậy, xem ra thì người chết mà sống lại đều là có nguyên nhân, có thể thấy người xưa nói rằng “sinh tử có số” quả không sai.

Thế Di

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x