Ngưng lãng phí để giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu

20/04/16, 15:19 Thảm họa

Thế giới hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nước sạch. Tại thời điểm hiện tại, 1,2 tỷ người dân đang sống trong tình trạng thiếu nước và nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì con số này sẽ được nâng lên thành 3 tỷ vào năm 2025.

Dự báo này đến từ sự khan hiếm nguồn nước sạch và gia tăng dân số. Với đà phát triển hiện tại của đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng sự gia tăng sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, nguồn nước sạch sẽ bị tiêu hao đi nhanh chóng. Hơn thế nữa, nó cũng mang đến một hậu quả khôn lường mà các nước đang phát triển phải đối mặt, đó là tình trạng xả nước thải bất hợp pháp.

Tình cảnh thiếu nước buộc người ta phải dùng đến nguồn nước không an toàn.

Mặt khác, chúng ta cần đến 70 – 90% nguồn nước sạch sẵn có để có thể sản xuất thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, khi dòng nước này trở về nguồn thì nó đã bị ô nhiễm và không còn trong sạch bởi những thứ mang theo. Đó là hệ quả của hiệu ứng domino, bởi dòng nước dùng cho nông nghiệp cũng bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Tính trên toàn cầu, nguồn nước bị ô nhiễm bởi 2 triệu tấn rác và nước thải công nghiệp lẫn chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, bởi vì lượng nước thải này đã được hòa lẫn với nước sạch và nước từ hệ sinh thái, nên chúng trở thành một thách thức khó khăn trong vấn đề quản lý và dĩ nhiên sẽ mang đến hiểm họa với sức khỏe cộng đồng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên ở mặt tích cực hơn, nước thải không phải là một ‘căn bệnh mãn tính’ của xã hội chúng ta, mà ngược lại nó hoàn toàn có thể được sử dụng để giải quyết chính bài toán về thiếu hụt nước sạch. Hơn thế nữa, nếu nước thải được quản lý chặt chẽ, nó còn có thể mang đến những tác động tích cực đến môi trường sống, cải thiện thực phẩm, sức khỏe của con người và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế nước nhà.

Nước bị ô nhiễm có mùi hôi và bị lẫn than đã chảy qua vòi nước nhà Kenny Stroud trong hơn 10 năm tại thành phố Rawl, Tây Virginia

Kiểm soát và tái sử dụng nguồn nước thải theo phương châm bền vững mang đến những lợi ích không hề nhỏ cho một quốc gia đang phát triển. Đồng thời, nó cũng giải quyết một số thách thức khác liên quan đến việc quản lý nguồn tài nguyên quý giá này, bao gồm:

(i) Tăng cường nguồn cung nước, thu hẹp khoảng cách với nhu cầu đang ngày càng gia tăng;

(ii) Giảm thiểu việc lãng phí nước sạch và xả chất thải ra môi trường;

(iii) Kiểm soát được lượng nước nạp lại vào bề mặt đất và các rãnh nước ngầm để tối ưu hóa chất lượng và số lượng;

(iv) Kiểm soát vấn đề khan hiếm nước tại các rãnh nước ngầm và bề mặt đất;

(v) Gia tăng hiệu quả sử dụng nước thông qua việc cho phép các ngành công nghiệp sử dụng nước tái chế chất lượng cao; và

(vi) Gia tăng lợi ích cho hệ sinh thái địa phương bằng cách tạo ra những vùng đất ẩm ướt và màu mỡ.

Với những lợi ích trên, quản lý và tái chế nguồn nước thải rõ ràng là 1 chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu. Để dễ hình dung hơn, bạn hãy tưởng tượng với tình trạng gia tăng dân số hiện tại thì vào năm 2050, địa cầu của chúng ta sẽ có tổng cộng 9 tỷ người đang sinh sống. Vậy nên, khi đó nhu cầu về sử dụng nước sạch sẽ tăng gấp nhiều lần. Cùng lúc đấy, lượng nước thải cũng tăng theo sau là việc xử lý chỗ nước thải này cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Những sự việc này sẽ diễn ra phần lớn tại những đất nước đang phát triển, đặc biệt là tại những khu vực đô thị. Tuy nhiên, đa phần những nơi này hiện đang thiếu hụt những cơ sở hạ tầng cần thiết để xử lý nước thải và không có đủ tài nguyên để quản lý nguồn nước thải theo cách hiệu quả và bền vững.

Đây là hậu quả của việc yếu kém trong khâu quản lý, thiếu hụt tài chính và các chính sách cần thiết. Dấu hiệu này vô cùng nghiêm trọng khi chúng ta đang sống giữa thời kỳ quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng nước sạch.

Theo những số liệu được báo cáo, khoảng 90% lượng nước thải chưa qua xử lý tại những đất nước đang phát triển được xả trực tiếp vào môi trường (sông, suối, ao, hồ). Nếu tình trạng này tiếp diễn thì số lượng và chất lượng nước sạch trong môi trường sẽ ngày càng trở nên tệ hại hơn sau mỗi lần chúng ta sử dụng.

Lấy nước từ đường ống rò rỉ, đặt trong khu vực ô nhiễm nước.

Không chỉ có vậy, sự yếu kém trong khâu quản lý nước thải cũng mang tới những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tệ hại hơn, nó cũng đánh dấu một bước lùi trong sự phát triển kinh tế bằng cách gia tăng chi phí y tế và giảm sút năng suất của lực lượng lao động.

Một thí dụ điển hình minh chứng cho vấn nạn này là tình trạng áp đảo của nhóm bệnh nhân mắc các bệnh tật liên quan đến nguồn nước sử dụng. Hơn 1/2 số giường bệnh của tất cả các bệnh viện trên toàn thế giới hiện đang được chiếm đóng bởi nhóm bệnh nhân này. Chi tiết hơn, bệnh tiêu chảy hiện là một gánh nặng toàn cầu khi nó chiếm đến hơn 4% tổng số bệnh nhân đang được điều trị và 90% những ca bệnh trên toàn thế giới có nguồn gốc liên quan đến ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nước sạch và vệ sinh cá nhân. Với tất cả những lý do trên, việc quản lý nước sạch không nên được các chính phủ xem là một lựa trọn xa xỉ mà nó cần phải được áp dụng như một giải pháp thiết yếu để giải quyết rất nhiều vấn đề mà một quốc gia đang phát triển phải đối mặt.

Tại thời điểm hiện tại, đang có khoảng 800 triệu người dân thiếu nước sạch để sử dụng hàng ngày, và tại một số vùng cá biệt thì nhu cầu vượt nguồn cung tới 40%. Một số thành phố như Ashkelon tại Israel đã đầu tư vào công nghệ khử độ mặn để biến đổi nước biển thành nước ngọt. Tuy nhiên điều này đòi hỏi sử dụng rất nhiều năng lượng, tạo ra chất thải và chỉ giới hạn cho những quốc gia ven biển.

Vậy nên đầu tư vào hệ thống quản lý và tái chế nước thải là con đường đúng đắn để đạt được mục đích tương tự. Dẫu vậy, rất nhiều quốc gia đã không nhìn nhận nghiêm túc chủ đề này và cơ sở xử lý nước thải của họ đã thất bại trong việc bắt nhịp với dân số đang gia tăng một cách chóng mặt tại những khu đô thị.

Tóm lại, vậy bây giờ chúng ta phải làm gì để quản lý nước thải bền vững và giải quyết được những mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng, khan hiếm nước, và bảo vệ môi trường?

Chất thải ứ đọng trên sông ở Philippines do hoạt động xả rác bừa bãi của ngư dân gần đó.

Một tương lai bền vững đòi hỏi nỗ lực đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới để xác định và thực hiện đầu tư kịp thời vào công cuộc cải thiện hệ thống nguồn nước thải của họ. Đối với những nước đang phát triển, chính phủ cần phải chủ động gia tăng nguồn tài chính cho hạng mục cơ sở hạ tầng để hệ thống của họ có thể bắt kịp với xu thế chung. Mặt khác, để chắc chắn các khoản đầu tư sẽ hiệu quả và xử lý tận gốc những vấn đề liên quan đến nguồn cấp nước và chất lượng nguồn nước, hệ thống xử lý nước thải cần phải được thiết kế để đáp ứng các tiêu chí sau:

(i) Có khả năng phòng ngừa, giảm thiểu khối lượng và mức độ nước bị ô nhiễm;

(ii) Thu hồi nước ngay khi nó bị ô nhiễm;

(iii) Tái chế nước thải sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để hoàn trả nước về với thiên nhiên;

(iv) Nước thải phải được tái sử dụng an toàn và đảm bảo vẫn lưu giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết; và

(v) Trở thành nền tảng cơ sở có thể mở rộng sau này để những công nghệ mới và những phương pháp tối ưu hơn có thể được tích hợp trong tương lai.

Quan trọng hơn cả, hệ thống xử lý nước thải cần phải được xem như một phần không thể thiếu trong quy hoạch thành thị và phát triển nông thôn bởi nó sẽ có tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành công nghiệp khác. Bởi vậy, trong quá trình thiết kế hệ thống, những tiêu chí nêu trên cần phải được cân nhắc cẩn thận, hoạch định và giám sát chặt chẽ bởi những cơ quan cấp thành phố và quốc gia. Cuối cùng, hệ thống này sẽ đạt được điểm hoạt động bền vững khi nó được bảo trì, kiểm tra thường xuyên; và những cơ chế cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường chính thức có hiệu lực.

2 cậu bé người Sudan uống nước qua các ống nhựa đặc biệt được cung cấp bởi Trung tâm Carter để loại bỏ ấu trùng trong nước gây ra bệnh giun chỉ.

Chúng ta hãy cùng điểm lại vài con số trước khi kết thúc chủ đề nóng bỏng này. Ngay tại thời điểm bạn đang đọc bài viết này, 2,6 tỷ người (tương đương 1 nửa dân số tại các đất nước đang phát triển) không được sử dụng những tiện nghi vệ sinh cần thiết. Và 1,8 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi đang chết hàng năm vì những bệnh tật liên quan đến nguồn nước bẩn. Thật dễ dàng để kết luận về một tương lai tiêu cực nếu các quốc gia này tiếp tục trì hoãn việc triển khai hệ thống xử lý nước thải và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Hàng triệu người sẽ tiếp tục chết hàng năm, hệ sinh thái sẽ lãnh chịu những tổn thất to lớn khó có thể vãn hồi, và cơ hội để tiến tới một tương lai bền vững, thịnh vượng cũng vì thế mà bị đánh mất.

Bình An, theo Waterfordevelopment.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x