Ngôn hành nhất trí, bất khi ám thất – Chuẩn mực đáng phục của quân tử thời xưa

22/03/21, 14:55 Cổ Học Tinh Hoa

Từ xưa đến nay, thái độ ‘’ngôn hành bất nhất’’ – nói một đàng làm một nẻo, là trạng thái bình thường của một số người. Chính vì vậy, những người có thể thực hiện được sự việc giống như những gì họ đã nói – “ngôn hành nhất trí” là rất hiếm, ngay cả khi không có ai giám sát hay nhìn thấy mà vẫn tuân thủ những quy tắc của bản thân, thì lại càng đáng quý hơn.

nhận định
Khi nhận định một người, không chỉ cần nghe họ nói mà còn cần quan sát những gì họ làm. (Ảnh qua ĐKN)

Hơn 2000 năm trước Đức Khổng Tử đã tổng kết ra bài học giáo huấn cho chính mình như sau: Thủy ngô ư nhân dã, thính kỳ ngôn nhi tín kỳ hành; Kim ngô ư nhân dã, thính kỳ ngôn nhi quan kỳ hành (nghĩa là: Trước kia đối với người khác, ta thường nghe họ nói và tin vào việc họ làm. Ngày nay đối với người khác, ta không chỉ nghe họ nói mà còn phải quan sát việc họ làm). Những bài học giáo huấn mà Đức Khổng Tử đúc kết trải qua mấy nghìn năm đến ngày hôm nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. 

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, một hôm nọ vào lúc nửa đêm, Vệ Linh Công đang cùng phu nhân ngồi trò chuyện thì nghe có tiếng xe ngựa bên ngoài cung điện từ xa chạy đến. Hình như người đánh xe có việc gấp, xe lao đi rất nhanh, dựa theo âm thanh của bánh xe chạm vào mặt đường có thể đoán được rằng trong xe chỉ có một người ngồi.

Xe ngựa nhanh chóng chạy tới cửa cung điện, tiếng xe dừng một chút lại vang lên, tiếng vó ngựa cũng không còn nhanh như trước, người trong xe rõ ràng đã xuống xe, dắt ngựa chậm rãi bước đi. Sau khi xe ngựa đi qua cửa cung, tiếng xe lại lớn như cũ, có lẽ chủ nhân đã leo trở lại xe và đánh ngựa rời đi. 

Vệ Linh Công nói với phu nhân rằng người ngồi trên xe nhất định là đại phu Cừ Bá Ngọc. Ngày hôm sau Vệ Linh Công cho người đi hỏi rõ sự tình, quả nhiên đúng là ông ấy. Phu nhân hỏi Vệ Linh Công vì sao ông biết được đó là xe của ai, ông đã đáp rằng theo lễ tiết thì phàm là thần tử đi qua trước cổng cung thì đều phải xuống xe cung kính. Lúc ấy đêm hôm khuya khoắt, trên đường chẳng có một ai, ngoại trừ đại phu Cừ Bá Ngọc thì còn ai chịu tuân thủ cái lễ nghi ấy? Chỉ có người quân tử như Cừ Bá Ngọc mới có thể làm vậy thôi.

Khi nhận định một người, chúng ta không chỉ là nghe những gì họ nói mà cũng cần quan sát những gì họ làm, đặc biệt là khi không có ai nhìn thấy họ, để xem họ sẽ hành xử như thế nào. Khi đại phu Cừ Bá Ngọc đi qua cổng cung điện vào ban đêm, ông vẫn tuân thủ lễ nghi, dù là lúc đó không ai nhìn thấy, ý chí “bất khi ám thất” (giữ mình nghiêm cẩn ngay cả nơi tối vắng) này quả thực rất đáng khen ngợi, người như vậy mới là một bậc quân tử chân chính!

quân tử
Không có người nhìn thấy mà vẫn tuân thủ chuẩn mực mới là bậc quân tử chân chính. (Ảnh qua Vnbay)

Trong cuốn sách sử “Hậu Hán thư” của Phạm Diệp có kể về Thứ sử Dương Châu là Ba Chi, cùng ăn uống với khách nhưng không thắp nến. Tương tự, trong tập thơ “Trúc pha thi thoại” của Chu Tử thời nhà Tống đã ghi chép về một vị kinh triệu doãn (chức quan quản lý hành chính và trị an ở thủ đô) họ Lý có phẩm chất thanh liêm như hoa sen mọc từ bùn. Một hôm khi ông đang phê duyệt văn thư thì người hầu đưa thư nhà tới. Ông lập tức thổi tắt ngọn nến công, dùng ngọn nến của riêng ông đọc thư nhà. Đọc thư xong lại thắp nến công lên, tiếp tục làm việc công.

Với một người bình thường mà xét, thì việc đọc thư nhà dưới ánh đèn công hoặc thắp đèn công để ăn uống với khách vốn là việc vô hại, càng không thể tính là tổn thất của công được. Nhưng những vị quan chính trực ấy không hề tự “châm chước” cho bản thân mình dù chỉ một chút, vì tự sâu trong tâm họ hiểu thế nào là tuân theo quy củ.

Việc đốt bấc châm đèn cũng như vậy. Có chuyện kể rằng Hoàng Phủ Vô Dật vào thời nhà Đường từng giữ chức Đại đô đốc phủ Trường Sử của Ích Châu. Có lần ông đi thị sát và nghỉ qua đêm tại nhà người dân. Khi chiếc bấc sắp cháy hết, người chủ đã sẵn sàng thay cho Hoàng Phủ Vô Dật một chiếc bấc khác, nhưng ông đã từ chối và dùng một mảnh dây đai lưng của mình để làm bấc.

Lịch sử thường có sự tương đồng một cách đáng ngạc nhiên. Khi vị học giả người Trung Quốc là Hồ Thích đến Anh, đó là ngày kỷ niệm đình chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Người ta chọn cách đánh chuông để kỷ niệm đình chiến, những ai nghe thấy tiếng chuông phải ngừng mọi hoạt động đang làm lại và giữ im lặng trong một phút.

Khi ấy Hồ Thích nhìn thấy một người thợ sơn đang trèo lên một chiếc thang để sơn tường. Tiếng chuông nhà thờ kêu vang. Người thợ sơn dừng lại khi đang ở giữa thang, một tay vịn thang cuốn, tay kia cầm thùng sơn, và cúi đầu im lặng cầu nguyện. Sau một phút, anh ta lại mang thùng sơn lên thang và tiếp tục làm việc. Ý thức “bất khi ám thất” này đã khiến Hồ Thích cảm thấy hết sức kinh ngạc.

Năm 1886, nhân kỷ niệm 100 năm độc lập của Mỹ, nhân dân Pháp đã tặng Mỹ quốc một món quà quý giá: Tượng Nữ Thần Tự Do. Bức tượng nặng 225 tấn, cao tương đương với tòa nhà 22 tầng (tính từ chân tượng đến đỉnh ngọn đuốc). Hơn 40 năm sau, một nhà viết kịch người Mỹ lúc ở trên trực thăng đã nhìn thấy toàn bộ bức tượng Nữ Thần, ông thấy rõ ràng rằng bức tượng được chạm khắc tinh xảo, thậm chí món đồ trang sức gắn trên đầu tượng cũng được làm một cách rất khéo léo và hoàn mỹ. 

Khi xây dựng tượng Nữ Thần Tự Do, hẳn là các nhà điêu khắc đều không nghĩ rằng trong vài thập kỷ nữa con người sẽ phát minh ra máy bay trực thăng, nhưng họ không vì thế mà bỏ qua việc chạm khắc các chi tiết trên đầu của tượng Nữ Thần, dẫu cho người dân thời đó không thể nhìn thấy được phần phía trên của bức tượng. Cách làm không vì những hạn chế của điều kiện lúc bấy giờ mà đánh lừa thế giới cũng đã khiến nhà viết kịch phải tâm phục khẩu phục.

Tự Do
Tượng Nữ Thần Tự Do có thể được xây dựng hoàn mỹ cũng là nhờ sự tuân thủ quy tắc của các nhà điêu khắc. (Ảnh qua Kenh14)

Trong mắt của kẻ khéo léo tinh đời thì những người tuân thủ lễ nghi quy tắc có lẽ là những người ngốc nghếch nhất, vì họ không biết “uốn mình theo gió”. Nhưng họ chưa từng nghĩ, chính những người khẳng khái như cây tùng cây bách, không chạy theo thói đời sa sút ấy, mới là bảo chứng lớn nhất có sự công bình công chính, cho sự đáng tín nhiệm của công quyền.

Dẫu là một người thường hay một vị quan, và dẫu việc bắt kịp thời đại có trọng yếu tới đâu, thì vẫn luôn có những giá trị đạo đức bất biến theo thời gian mà chúng ta cần gìn giữ. Bởi nếu những giới hạn ấy cũng bị phá vỡ, thì tương lai của nhân loại sẽ vô cùng đen tối và đáng sợ.

Thiên Hoa

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x