Nếu Mai Diễm Phương còn sống, cô ấy sẽ có thái độ thế nào với tình hình hiện tại?

20/09/21, 08:54 Trung Quốc

Hầu hết các ngôi sao ở Hồng Kông đều phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước năm 1997 và quay sang ủng hộ Đảng sau năm 1997, lập trường chính trị của họ gắn liền với Nhân dân tệ. Có rất ít ngôi sao dám công khai ủng hộ phong trào dân chủ và nói lên sự thật giống như Hà Vận Thi, Hoàng Diệu Minh hay Nguyễn Dân An khi ở trong tình cảnh hiện tại.

Nếu Mai Diễm Phương còn sống, cô ấy sẽ có thái độ thế nào với tình hình hiện tại? (Ảnh tổng hợp)

Có lẽ không ít người cũng đặt ra câu hỏi: Nếu như Mai Diễm Phương (Anita Mui), một minh tinh đình đám những năm 1980, người từng ủng hộ sinh viên biểu tình trong sự kiện Lục Tứ mà vẫn còn sống, cô ấy sẽ thái độ như thế nào trước tình hình hiện tại của Hồng Kông?

Tác giả “Pazu 薯伯伯” mới đây đã có một bài viết thảo luận về chủ đề này. Anh ấy nói rằng, ngay cả với một người hâm mộ trung thành của Mai Diễm Phương, anh cũng không thể trả lời câu hỏi này thay cho cô ấy, nhưng anh có thể liệt kê một số sự kiện khách quan và đưa ra suy luận.

Sau sự kiện Lục Tứ (Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), người dân trong và ngoài nước đều cảm thấy hết sức kinh hoàng. Chính quyền Bắc Kinh liên tiếp tiến hành các cuộc bắt giữ quy mô lớn đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Cùng lúc đó, các tổ chức nhân quyền ở Hồng Kông cũng bắt đầu triển khai kế hoạch giải cứu các nhân sĩ dân chủ để giúp họ trốn khỏi Đại lục. 

Một trong số đó chính là kế hoạch mang tên “Chiến dịch Hoàng Tước” (Operation Siskin/Operation Yellow Bird). Vào thời điểm đó, chiến dịch này được tiến hành trong bí mật, tuy nhiên thời gian trôi qua, một số chi tiết trong chiến dịch của năm đó cũng được tiết lộ. Tổng chỉ huy của “Chiến dịch Hoàng Tước” là Tư Đồ Hoa (Szeto Wah), chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc, và ngôi sao quá cố Mai Diễm Phương cũng tham gia vào chiến dịch.

“Pazu 薯伯伯” cho biết, sau khi Tư Đồ Hoa qua đời, cuốn hồi ký “Đại giang đông khứ” của ông đã được xuất bản. Trong Chương 26, “Bí mật Chiến dịch Hoàng Tước” đã đề cập đến Mai Diễm Phương, được gọi là “Nữ nhi Hương Cảng”.

“Chiến dịch Hoàng Tước” (Operation Siskin/Operation Yellow Bird) giúp giải cứu các nhân sĩ dân chủ trốn khỏi Đại lục. (Ảnh: Amazon)

“Mai Diễm Phương cũng là người có tình có nghĩa, cống hiến tiền bạc và công sức. Hồi đó, chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức đại hội âm nhạc tương tự như ở Hồng Kông mang tên ‘Tiếng hát dân chủ dành cho Trung Quốc’ tại Hoa Kỳ và Canada, để gây quỹ cho các nhóm ủng hộ dân chủ ở nước ngoài và ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ đang lưu vong. Trong quá trình chuẩn bị, Mai Diễm Phương hứa sẽ đến Hoa Kỳ và Canada để biểu diễn từ thiện mà không lấy tiền”.

“Mặc dù buổi biểu diễn từ thiện ở nước ngoài cuối cùng đã không được tổ chức, nhưng để phản đối cuộc đàn áp Lục Tứ, Mai Diễm Phương đã nhiều lần từ chối lời mời biểu diễn ở Đại lục. Với danh tiếng của cô lúc bấy giờ, trong suy nghĩ của mọi người, thì đó là cơ hội ngàn vàng để trở về Đại lục”.

Tư Đồ Hoa cũng đề cập trong cuốn sách rằng: “Mặc dù Mai Diễm Phương đã trưởng thành trong ngành giải trí từ khi còn nhỏ, đọc sách cũng không được nhiều lắm, nhưng cô ấy lại hiểu rõ đạo nghĩa, không dao động trước tiền tài danh vọng, điều đó thực sự đáng quý. Tiếc là hồng nhan bạc phận, chúng ta thực sự đau buồn khi phải mất đi người chiến hữu kiên cường”.

Năm 1989, hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đã đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện yêu cầu dân chủ, phản đối hủ bại. Sự kiện này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của thị dân ở Hồng Kông, thậm chí những ngôi sao hàng đầu của Hồng Kông và Đài Loan cũng đã tổ chức đại hội biểu diễn gây quỹ từ thiện “Tiếng hát dân chủ dành cho Trung Quốc”. 

Sự kiện này kéo dài 12 tiếng với hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng tham gia như Mai Diễm Phương, Đặng Lệ Quân, Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Trương Mạn Ngọc… ban tổ chức cho biết đã quyên góp được hàng chục triệu đô la Hồng Kông. Tuy nhiên, nhiều người nổi tiếng ủng hộ sinh viên cuối cùng đã thay đổi quan điểm hoặc im lặng sau vụ thảm sát, riêng Mai Diễm Phương vẫn không né tránh nói về sự kiện Lục Tứ.

Những hình ảnh về vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh tổng hợp)

“Pazu 薯伯伯” chỉ ra rằng, khi không còn là tâm điểm của truyền thông, thì liệu có bao nhiêu người từng tham gia “Tiếng hát dân chủ dành cho Trung Quốc” lại tiếp tục giống như Mai Diễm Phương, âm thầm tham gia “Chiến dịch Hoàng Tước” để giải cứu những nhân sĩ dân chủ? Trong khi mọi người đua nhau chạy theo tung hô ĐCSTQ, thì Mai Diễm Phương vẫn tiếp tục lên tiếng kháng nghị cuộc đàn áp ngày 4/6. Ngoài việc từ chối vai diễn “Nguyễn Linh Ngọc”, cô cũng nhiều lần từ chối ca hát ở Đại lục.

Mai Diễm Phương theo đuổi sự kiện Lục Tứ không phải để nhận lấy những tràng pháo tay hay hào quang cho bản thân. Ngay cả việc cô tham gia vào “Chiến dịch Hoàng Tước” cũng vô cùng bí mật, hết thảy đều là âm thầm phó xuất. Có vô số nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày 4/6 nổi tiếng đã được giải cứu khỏi Đại lục thông qua “Chiến dịch Hoàng Tước”, và Ngô Nhĩ Khai Hy (Örkesh Dölet, nhà bất đồng chính kiến người Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng vì vai trò thủ lĩnh trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989) là một trong số đó. Khi Mai Diễm Phương qua đời vì bạo bệnh vào năm 2004, Ngô Nhĩ Khai Hy đã từ Đài Loan bay đến Hồng Kông để dự tang lễ.

Học giả Hồng Kông Thẩm Húc Huy từng nói rằng, thái độ của Mai Diễm Phương đối với sự kiện Lục Tứ là chưa hề thay đổi và luôn kiên định. “Mười năm sau ngày 4/6, cô ấy vẫn kêu gọi ‘Bình phản Lục Tứ’ (sửa lại oan sai trong sự kiện ngày 4/6)”.

Không ít người tự hỏi, nếu Mai Diễm Phương vẫn còn trên đời, thì hôm nay cô ấy sẽ có lập trường chính trị như thế nào? “Pazu 薯伯伯” cho rằng: “Tôi chỉ có thể nói, một người không vì lợi ích mà dám phó xuất cho những lý tưởng mà mình theo đuổi, một người đối mặt với vô số lợi ích mà vẫn kiên quyết từ chối, tin rằng người có khí phách như vậy tuyệt đối sẽ không dựng sân khấu ở trên bức tường cao”.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x