Nhà tiên tri Nostradamus dự đoán chính xác về cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989
Cuốn sách ‘Các Thế Kỷ’ của nhà tiên tri Nostradamus từng có những dự đoán chính xác khiến hậu thế phải kinh ngạc. Một trong những tiên đoán gây chấn động của ông chính là về cuộc thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Nostradamus đã qua đời hơn 400 năm, nhưng những tiên tri ông để lại trong cuốn ‘Các Thế Kỷ’ đều lần lượt ứng nghiệm: từ cái chết của gia tộc vua Henry II vào thế kỷ 16 đến sự kiện cách mạng Pháp, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào Nhật Bản; cho đến thế kỷ 21 với sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, cái chết của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein… Tất cả đều chính xác đến rợn người.
Ở phương Tây, ngoại trừ ‘Thánh Kinh’ ra thì e rằng không có quyền sách nào tiên tri có thể so sánh với ‘Các Thế Kỷ’ của Nostradamus. ‘Các Thế Kỷ’ có tổng cộng 10 cuốn, mỗi cuốn gồm 100 bài thơ theo thể tứ tuyệt, chỉ có cuốn thứ 7 là có 42 bài, vậy tổng cộng trong ‘Các Thế Kỷ’ có 942 bài thơ tiên tri.
Những bài thơ của Nostradamus là lời dự ngôn cho toàn thế giới. Nếu có thể đọc hiểu chính xác ‘Các Thế Kỷ’, bạn sẽ nhận ra rằng đó không chỉ là một cuốn sách tiên tri vĩ đại, mà còn là một bộ sử thi huy hoàng, một tuyển tập những áng thơ cứu thế Thần Thánh.
Hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến lời tiên tri của Nostradamus về sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Khái quát về bối cảnh và thời gian diễn ra cuộc thảm sát
Trong bài thơ 80, Các thế kỷ I viết:
“Từ luồng sáng thứ 6 xuất hiện trên bầu trời
Sẽ có tiếng sấm nổ rất lớn tại Burgundy.
Rồi một con quái vật sinh ra từ con thú rất gớm ghiếc:
Nỗi đau và lo lắng khôn nguôi trong tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6.”
Thông tin trong 2 câu thơ đầu chỉ ra chính xác thời gian xảy ra sự kiện. “Luồng sáng thứ 6 xuất hiện trên bầu trời” đại biểu cho Thiên can thứ 6, tức là “Kỷ”; “luồng sáng” và “sấm nổ” ám chỉ Địa chi thuộc Hỏa; do đó năm này chính là năm “Kỷ Tỵ”; năm 1989 là năm “Kỷ Tỵ”.
Trong lịch sử Burgundy từng đóng chiếm một vùng nay là Hà Lan, Bỉ và Đông Bắc nước Pháp. “Tiếng sấm nổ rất lớn tại Burgundy”, “một con quái vật sinh ra từ con thú rất gớm ghiếc” ám chỉ một sự kiện tàn ác và đáng sợ xảy ra ở thủ phủ phía Đông Bắc của một quốc gia. Tra lại năm 1989 thì trên thế giới chỉ có một sự kiện máu lạnh đến kinh người đó chính là cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, mà Bắc Kinh lại vừa khớp là thủ phủ thuộc vùng Đông Bắc của Trung Quốc.
“Một con quái vật sinh ra từ con thú rất gớm ghiếc” chính là ám chỉ một kẻ gian ác, nham hiểm sẽ thông qua sự kiện này mà được đề bạt lên vị trí cao, không ai khác chính là Giang Trạch Dân. Trong cuộc thảm sát năm 1989 ông ta là người cổ vũ, ủng hộ chủ trương đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình. Sau khi người thỏa hiệp với sinh viên là cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương bị thanh trừ, Giang đã lên thay thế vị trí đó. Trong lịch sự tiếp theo, Giang càng biểu hiện sự tàn ác khi liên tiếp đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Phật Giáo Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công…. Thậm chí mỗ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.
“Nỗi đau và lo lắng khôn nguôi trong tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6”: tháng 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành thiết quân luật tại Lhasa, thảm sát vô số người dân Tây Tạng; tháng 4, cựu tổng bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, học sinh sinh viên cùng đến quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm cố lãnh đạo và tuần hành, sau đó phát triển thành phong trào sinh viên yêu nước đòi tự do dân chủ. Vào ngày 26/4 cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ gọi cuộc tuần hành của sinh viên yêu nước là “động loạn” và “phải kiên quyết phản đối động loạn”, điều này khiến quy mô bãi khóa của sinh viên ngày càng lớn.
Ngày 18-19/5, Triệu Tử Dương đến thăm hỏi sinh viên, đây cũng là lần cuối người ta gặp được ông. Sinh viên từ tuyệt thực chuyển thành biểu tình ngồi. Sau đó ĐCSTQ tuyên bố luật giới nghiêm tại Bắc Kinh, người dân và sinh viên bắt đầu chạy trên phố ngăn cản quân đội tiến vào.
Tháng 6, ĐCSTQ ra lệnh cho quân đội dùng vũ lực đàn áp cuộc tuần hành, bắt giết bất kể người nào cản đường, gây ra cuộc thảm sát đẫm máu ngày 4/6/1989.
Biến hóa thiên tượng và đấu đá chính trị trong nội bộ ĐCSTQ
Trong bài thơ 52, Các thế kỷ I viết:
“Hai thế lực tà ác gặp nhau tại chòm sao Bọ Cạp.
Đại vương bị mưu sát trong căn phòng của ông.
Quốc vương mới được chọn bức hại Giáo hội,
Vùng thấp của Châu Âu và tại phương Bắc.”
“Hai thế lực tà ác gặp nhau tại chòm sao Bọ Cạp”. Trong thiên văn học, chòm sao Bọ Cạp (Scorpio) có Diêm Vương tinh làm sao bảo vệ, tức là được Vua Địa Ngục bảo vệ. Do vậy chòm sao Bọ Cạp chính là ngôi vị của Diêm Vương và thế lực tà ác. Quỹ đạo của Diêm Vương tinh có hình elip rất dẹt, với chu kỳ là 248 năm, điểm xa Mặt Trời nhất là 7,4 tỷ km, điểm gần Mặt Trời nhất là 4,4 tỷ km.
Vị trí của Diêm Vương tinh năm 1989 chính là ở điểm gần Mặt Trời nhất, đồng thời cũng gần chòm sao Bọ Cạp nhất, đều này tương đương với sự trở lại ngôi vị của thế lực tà ác và Diêm Vương. Đồng thời 2 cái càng của con bọ cạp cũng là một hình ảnh tượng trưng cho “hai thế lực tà ác”. Vậy nên câu đầu tiên trong bài thơ là chỉ năm 1989.
“Đại vương bị mưu sát trong căn phòng của ông”: Đại vương ở đây chính là ám chỉ Triệu Tử Dương, sau khi gặp gỡ, đàm phán với các sinh viên thì ông bị giam lỏng tại nhà, bị ĐCSTQ tước bỏ mọi vai trò chính trí, đây còn gọi là cuộc “mưu sát chính trị”.
“Quốc vương mới được chọn bức hại Giáo hội”: Quốc vương mới không ai khác chính là Giang Trạch Dân. Đúng như lời dự ngôn, sau khi nắm đại quyền trong tay, Giang không ngừng bức hại những người có tín ngưỡng bao gồm: Phật giáo Tây Tạng, Cơ Đốc Giáo, học viên Pháp Luân Công …..
“Vùng thấp của Châu Âu và tại phương Bắc” là chỉ việc Giang Trạch Dân bán hơn 100 vạn km2 lãnh thổ phía Bắc Trung Quốc cho Nga trong một thỏa thuận với Tổng thống Nga Boris Yeltsin; phần lãnh thổ này tương đương tổng diện tích ba tỉnh Đông Bắc, về mặt địa lý nó thuộc vùng thấp phía Nam của bình nguyên Siberia.
Diễn biến cuộc thảm sát
Trong bài thơ 96, Các thế kỷ VI viết:
“Thành phố vĩ đại bị bỏ rơi cho các binh lính,
Chưa bao giờ sự hỗn loạn chết người gần đến như vậy:
Ô, một tai họa ghê tởm sắp đến,
Ngoại trừ kẻ hoàn toàn vô can sẽ tránh được nó.”
4 câu thơ này thể hiện rất rõ hình ảnh của Bắc Kinh trong lệnh giới nghiêm năm 1989. Vì thời đại mà Nostradamus sống chưa có từ “giới nghiêm” (Martial law), nên ông đã dùng từ có ý nghĩa hình dung tương tự đó là “bị bỏ rơi cho các binh lính”. Từ tình trạng thiết quân luật này đã châm ngòi cho một cuộc tàn sát đẫm máu.
“Ngoại trừ kẻ hoàn toàn vô can sẽ tránh được nó”, sau khi dùng vũ lực giết chết mấy nghìn sinh viên và người dân vô tội, ĐCSTQ còn thực hiện truy quét bắt bớ những người tham gia và có liên quan, đúng như lời tiên tri, chỉ những ai vô can mới có thể tránh được.
Trong bài thơ 68, các thế kỷ X viết:
“Quân đội của biển sẽ đứng trước thành phố,
Và nó sẽ rời đi mà không xếp thành hàng dài:
Một đám đông dân chúng sẽ bị bắt trên đất liền,
Đoàn xe trở lại giành lấy thành phố như ăn cướp.”
Chúng ta cũng thường bắt gặp chữ “biển” (the sea) trong các bài thơ tiên tri của Nostradamus, muốn phá giải được lời tiên tri thì phải hiểu được ẩn ý của câu từ. “Biển” ở đây là chỉ “Trung Nam Hải”, vậy “Quân đội của biển” chính là quân đội của ĐCSTQ.
“Và nó sẽ rời đi mà không xếp thành hàng dài”: Sau khi ĐCSTQ ban bố tình trạng thuyết quân luật và điều động quân lính, xe tăng… tiến vào Bắc Kinh, sinh viên và người dân đã để rất nhiều chướng ngại trên đường nhằm ngăn cản quân đội tiến vào, vì có nhiều vật cản nên xe tăng buộc phải xếp thành hàng để tiến vào. Nhưng khi binh lính và xe tăng bị những người tuần hành vây quanh thì đành rút lui.
“Một đám đông dân chúng sẽ bị bắt trên đất liền”: Trước ngày 4/6, ĐCSTQ đã âm thầm phái cảnh sát bí mật bắt giữ những người chủ chốt trong cuộc tuần hành. Sau ngày 4/6, bộ đội mặc thường phục giống những người biểu tình trà trộn vào đám đông dọn sạch các chướng ngại cản trở trên đường, rồi tạo ra hỗn loạn lấy cớ bắt giữ dân thường.
“Đoàn xe trở lại giành lấy thành phố như ăn cướp”: Đoàn xe tăng và binh lính một lần nữa quay trở lại, lần này họ đã nhận được lệnh cán tất cả những vật cản đường, bao gồm cả người, súng ống lên nòng đằng đằng sát khí, giống như quân ăn cướp.
Trong bài thơ 96, Các thế kỷ IX viết:
“Quân đội bị từ chối lối vào thành phố,
Công tước sẽ tiến vào thông qua thuyết phục:
Quân đội bí mật đến những chiếc cổng yếu ớt,
Họ sẽ khiến nó chìm trong lửa, gươm, và máu.”
“Quân đội bị từ chối lối vào thành phố”: Tháng 5/1989, ĐCSTQ ban hành lệnh giới nghiêm, đồng thời điều động quân đội từ các khu vực đến trấn áp người biểu tình tay không tấc sắt. Sinh viên và người dân thiết lập các vật chướng ngại trên đường vào Bắc Kinh, bao vây và thuyết phục binh lính nhận lệnh giới nghiêm nên “quân đội bị từ chối lối vào thành phố.”
“Công tước sẽ tiến vào thông qua thuyết phục”: Ngày 21/5, trên quảng trường Thiên An Môn xuất hiện một số máy bay trực thăng quân đội, rải truyền đơn của Thủ tướng Lý Bằng “thuyết phục” mọi người nên quay trở về, tuân thủ lệnh giới nghiêm.
“Quân đội bí mật đến những chiếc cổng yếu ớt”: Tối ngày 2-3/6 các binh lính bộ đội mặc thường phục, chia thành nhiều nhóm, bí mật tập kết tại các địa điểm “trọng yếu” như Đại Lễ đường Nhân dân, nhà ga, khu vực các cơ quan chính phủ và quân sự….
“Họ sẽ khiến nó chìm trong lửa, gươm, và máu”: Rạng sáng ngày 4/6/1989, trên quảng trường Thiên An Môn, tại Đại lộ Đông-Tây Trường An, và tại các địa điểm khác trong nội thành Bắc Kinh, tiếng súng của quân đội ĐCSTQ xé toang màn đêm; cuộc thảm sát đẫm máu bắt đầu, hàng ngàn sinh viên và người dân vô tội đã bị thiệt mạng dưới làn đạn, xe tăng và xe bọc thép.
Trong bài thơ 41, Các thế kỷ I viết:
“Thành phố bị bao vây và đột kích trong đêm;
Rất ít người chạy thoát; một trận chiến cách biển không xa.
Một bà mẹ ngất xỉu vì vui mừng khi con trai trở về,
Chất độc trong túi chứa các bức thư được bí mật tàng trữ.”
“Thành phố bị bao vây và đột kích trong đêm”: Tiếp tục miêu tả về sự tàn khốc của cuộc thảm sát.
“Một trận chiến cách biển không xa”: Biển ở đây cũng là chỉ về Trung Nam Hải, cuộc thảm sát xảy ra ở cách địa điểm cách Trung Nam Hải không xa. “Rất ít người chạy thoát”: điều này thể hiện sự tàn độc của ĐCSTQ khi gần như giết hết những người tham gia biểu tình.
“Một bà mẹ ngất xỉu vì vui mừng khi con trai trở về”, câu này và câu “rất ít người chạy thoát” là cùng một ý, hơn nữa còn có một sự thật khiến ta phải lạnh gáy, đó là sau khi giết chết các sinh viên, ĐCSTQ còn đốt xác họ để phi tang chứng cứ.
“Chất độc trong túi chứa các bức thư được bí mật tàng trữ”: Những người tham gia hay có liên can đến sự kiện 4/6 đều được ĐCSTQ liệt kê vào “các bức thư được bí mật tàng trữ”, tức là các hồ sơ kết luận thẩm tra chính trị, quy vào phần tử phản loạn, đây cũng tựa như “chất độc” theo họ đến xuống cuộc đời khi sống trong xã hội chuyên chế này.
Theo Chánh Kiến