Nền văn minh Sumer tiếp nhận kiến thức thiên văn từ người ngoài hành tinh
Năm 4000 trước Công Nguyên (TCN), sau khi cuộc cách mạng nông nghiệp lan rộng từ rìa phía bắc của Fertile Crescent, những nông dân thời Đồ Đá bắt đầu việc trồng trọt, hình thành nên nền văn minh đầu tiên của nhân loại.
Mặc dù lượng mưa trên đồng bằng rộng lớn này không đủ để cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, nhưng vùng phía đông được tưới nước nhờ con sông Tigris và Euphrates. Babylon là một thành quốc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại (tiếng Hy Lạp có nghĩa “đất giữa những dòng sông”), nằm ở đồng bằng về phía hạ lưu, vị trí hai con sông gần như hội tụ. Babylon lần lượt mở rộng sang hai khu vực là Akkad ở phía bắc và Sumer, vùng châu thổ của hệ thống sông này ở phía nam.
Giai đoạn từ năm 3500 – 3100 TCN, nền tảng thiết lập nên loại hình trật tự kinh tế và xã hội khác biệt rõ rệt với những gì được biết đến trước đây. Văn hóa hết sức phức tạp này vốn dựa trên nền tảng là các trung tâm đô thị chứ không phải đơn vị làng mạc nhỏ lẻ, đây cũng là điều khiến chúng ta liên tưởng đến sự tồn tại của một nền văn minh.
Từ Lưỡng Hà, dù có nghĩa đen là “đất giữa những dòng sông”, nhưng nó thường được dùng để chỉ toàn bộ vùng đất giữa và hai bên của con sông Tigris và Euphrates.
Vào năm 3100 TCN, dân số của Sumer đã tăng lên tương đương với số dân sống tại các thành phố, thậm chí phát triển vượt quá chỉ tiêu cấu thành nền văn minh. Từ những bằng chứng đầu tiên bao gồm các văn tự xuất hiện trong giai đoạn đầu của nền văn minh Sumer, đến khoảng năm 28 TCN, hay còn gọi là thời kỳ Protoliterate.
Tất cả các thành phố người Sumer đều cùng tôn thờ một số vị thần, bao gồm cả Anu là Thần cai quản bầu trời, Enlil là chúa tể vùng đất linh hồn, và Ishtar thần đại diện Sao Kim, tức là sao mai (phía đông) và sao hôm (phía tây).
Vào thế kỷ 23 TCN, sức mạnh của người Sumer đã suy yếu đến mức họ không thể tự vệ trước ngoại xâm. Người cai trị Semitic là Sargon I vĩ đại (trị vì khoảng năm 2335-2279 TCN), đã chinh phục thành công toàn bộ vương quốc. Sargon thành lập kinh đô mới là Agade, ở cực bắc của Sumer, và biến nơi đây thành thành phố giàu mạnh nhất thế giới. Người dân miền bắc Sumer và những người xâm lược dần dần hòa hợp về mặt dân tộc và ngôn ngữ tạo nên chủng cư dân Akkadian. Vùng đất Sumer mới là sự hòa hợp giữa Sumer cổ đại và Akkad.
Văn hóa người Sumer vào năm 4000 TCN là văn hóa cổ xưa nhất trên Trái Đất. Thậm chí ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng cùng một hệ thống toán học, lịch, và thời gian giống như họ.
Người Sumer đã có thể đo khoảng cách giữa các ngôi sao rất chính xác. Văn bản Sumer cổ đại chỉ ra việc một hành tinh lớn đâm vào Trái đất (“Tiamat”) khiến Địa cầu của chúng ta di chuyển vào quỹ đạo hiện tại, đồng thời hình thành nên Mặt trăng và vành đai tiểu hành tinh. Trong cuốn sách The Twelfth Planet and The Cosmic Code (tạm dịch là Hành tinh thứ 12 và mật mã vũ trụ), Zecharia Sitchin phác thảo “trận chiến bầu trời” mà trong tiếng Babylon là Enuma elish. Hành tinh có tên là “Marduk” (theo người Sumer là “Nibiru”), đi vào hệ Mặt Trời theo hình eclip cùng chiều kim đồng hồ, đâm vào hành tinh Tiamat đang di chuyển theo quỹ đạo ngược lại.
Người Sumer nói rằng họ thừa hưởng kiến thức từ các vị thần vốn là những sinh mệnh từng giáng hạ xuống Trái đất.
Theo Zecharia Sitchin, người Sumer đã có kiến thức thiên văn chuyên sâu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Theo người Sumer, họ nhận được kiến thức này từ chủng người ngoài hành tinh có tên là Anunnaki (trong văn tự Sumer, họ là “những người đến từ trời cao”; người Ai Cập đề cập đến Neter, một nền văn minh tiên tiến đến từ hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời của chúng ta) vốn là vị thần trong thần thoại Sumer – Lưỡng Hà.
Sitchin lập luận, tại góc trên bên trái của một bức phù điêu, người ta thấy Mặt trời được 11 Quả Cầu khác quay quanh. Vì người cổ đại (bao gồm cả người Sumer) cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là “hành tinh”, nên 11 Quả Cầu cộng với Mặt Trời sẽ thành 12 hành tinh. Một đoạn khác của cuốn sách này còn cho rằng người Sumer đã biết đến một hành tinh vượt ra khỏi cả Diêm Vương tinh.
Hành tinh tăng thêm này được coi là Nibiru theo Sitchin, một thiên thể được đề cập trong các văn tự Lưỡng Hà. Theo những chi tiết được Sitchin đưa ra, mỗi 3600 năm Nibiru sẽ đi qua hệ Mặt Trời của chúng ta, và vì vậy một số người tin vào lý thuyết của Sitchin cho rằng Nibiru sẽ sớm trở lại, và hành tinh này còn có cái tên khác là “Hành tinh X”.
Iris, Hàn Mai (Theo Ancient Visitors)