Sự thăng trầm của nền văn minh Sumer và Akkad

15/06/15, 05:00 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Người Sumer được biết đến là người đầu tiên đến định cư ở phía Nam Lưỡng Hà (ngày nay là Iraq) hơn 7.000 năm trước. Vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN, nền văn minh này đã thiết lập nên hệ thống chữ viết tiên tiến, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, thiên văn học và toán học. Người Akkad đã tiếp bước người Sumer, vay mượn văn hóa từ họ, tạo ra một nền ngôn ngữ mới của riêng mình cùng đế chế đầu tiên trên thế giới.

Minh họa của Mesopotamia. (Jeff Brown Graphics)

Nguồn gốc của người Sumer vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay. Họ tự gọi mình là Saggiga (“những người hói đầu” hay “những người đen đầu”) và đất nước của họ là Kengi (“vùng đất văn minh”). Một số người tin rằng họ đến từ khắp nơi trên Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Những người khác lại cho rằng họ có thể đến từ Ấn Độ và là người da trắng trong xứ. Ít nhất vào khoảng năm 3500 TCN, họ đã định cư ở miền Nam Babylon, Iraq ngày nay.

Định cư ở vùng đất Lưỡng Hà, có nghĩa là “vùng đất giữa hai dòng sông”, nền văn minh Sumer là bao gồm các thành quốc hay thành phố, cũng là những quốc gia độc lập, một số trong đó đã tồn tại trong suốt 3.000 năm. Bắt đầu từ khoảng 3500 năm TCN, người Sumer xây dựng thành phố có tường bao, bao gồm cả Ur, thủ đô của nền văn minh. Mỗi một thành phố chứa các tòa nhà công cộng, chợ, xưởng, và hệ thống cung cấp nước tiên tiến, bao quanh là làng và đất nông nghiệp. Quyền lực chính trị ban đầu thuộc về các công dân, nhưng do sự cạnh tranh giữa các thành ban khác nhau tăng lên, mỗi nơi chấp nhận một tổ chức vương quyền khác nhau.

Mỗi thành quốc được cho là nằm dưới sự cai trị của một vị thần địa phương hay nữ thần, và đền thờ của họ ngự trị trong hầu hết các kiến trúc đô thị. Ngôi đền nổi tiếng nhất là Ziggurat of Ur, có ba tầng, cao 15m (49 ft) được xây dựng từ gạch bùn có hình dạng kim tự tháp bậc thềm cao. Nó là một phức hợp các ngôi đền và bao gồm cả cung điện hoàng gia. Trên đỉnh của kiến trúc là một ngôi đền dành riêng cho vị thần của thành phố.

Bức ảnh của Đền thờ Ziggurat of Ur, của Kaufingdude, 2007 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Người Sumer thuộc về nền văn hóa đầu tiên phát triển được nhiều lĩnh vực để xứng đáng trở thành một “nền văn minh”. Họ được công nhận là nhóm người đã tạo ra một bộ luật hoàn chỉnh, cái cày, thuyền buồm, và hệ thống âm lịch. Song song đó, họ cũng phát triển ra một hệ thống số, dựa trên số 60 mà giờ vẫn còn được sử dụng để đo phút và giây.

Tuy nhiên, có lẽ di sản nổi tiếng nhất là hệ thống chữ viết. Người Sumer đã phát minh ra hệ thống chữ viết sớm nhất được biết đến là chữ hình nêm hay biểu tượng hình nêm. Các chữ khắc hình nêm biết đến sớm nhất được tìm thấy ở thung lũng Tigris – Euphrates, bây giờ là Đông Nam Iraq, có niên đại từ năm 3000 TCN. Người viết tạo ra các ký hiệu bằng cách ấn một công cụ nhọn được gọi là bút trâm vào một tấm bảng đất sét ướt.

Sau đó, những tấm bảng này được phơi khô dưới ánh nắng Mặt trời để có thể lưu giữ chữ viết. Hàng trăm nghìn tấm bảng vẫn còn tồn tại tới ngày nay, cung cấp một cánh cửa nhìn vào nền văn hóa, kinh tế, pháp luật, văn học, chính trị và tôn giáo của người Sumer. Hệ thống chữ viết của họ tạo ra ảnh hưởng đến phong cách chữ viết trong khu vực này suốt 3.000 năm tiếp theo.

Trong khi hệ thống chữ viết hình nêm đầu tiên được người Sumer tạo ra và sử dụng, thì hàng xóm của họ không tốn nhiều thời gian để tiếp nhận hệ thống chữ viết này. Vào 2500 TCN, người Akkad, nói hệ ngôn ngữ Semitic, sống ở khu vực phía Bắc của người Sumer, đã bắt đầu sử dụng chữ hình nêm để viết ngôn ngữ của họ.

Tuy nhiên, vào khoảng năm 2300 TCN, triều đại uy quyền của người Akkad đã đặt vị trí ngôn ngữ này cao hơn Sumer, biến nó trở thành một ngôn ngữ chính thức của vùng Lưỡng Hà. Trong khi Sumer đã trải qua một giai đoạn phục hưng ngắn hạn, nó thậm chí đã trở thành một ngôn ngữ chết chỉ còn được sử dụng trong văn học. Ngôn ngữ của người Akkad tiếp tục được sử dụng trong hai thiên niên kỷ tiếp theo, rồi sau đó được người Babylon và người Assyrian tiếp tục phát triển thành một hình thức khác.

Một ví dụ về bảng chữ hình niêm. Từ biên niên sử của Tukulti-Ninurta II, vua của người Assyria (890-884 TCN), liên quan đến một chiến dịch chống lại vương quốc Urartu. Được tìm thấy trong Qalaat Shergat (thành phố cổ Assur). Ảnh chụp bởi Jastrow, 2006. Triển lãm trưng bày tại Bảo tàng Louvre. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Người Sumer có lẽ là một trong những nền văn minh đầu tiên được biết đến, trong khi người Akkad đã phát triển để trở thành một trong những đế chế xuất hiện đầu tiên. Một nhóm người nói hệ ngôn ngữ Semitic, đã di chuyển vào miền Nam vùng Lưỡng Hà trong những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba và giành quyền kiểm soát chính trị của khu vực này.

Sargon Đại Đế đã sáng lập ra nền văn minh Lưỡng Hà, bao gồm nhiều thành phố dưới quyền cai trị của Sargon, thành phố của người Akkad. Đại Đế Sargon trị vì từ khoảng năm 2334 – 2279 TCN, đã chinh phục tất cả các vùng phía Nam của Lưỡng Hà cũng như các vùng của Syria, Anatolia và Elam (nay là phía Tây Iran) lập trên triều đại của người Semitic đầu tiên trên khu vực này.

Danh tiếng của Sargon người đời biết đến hầu hết chỉ thông qua những huyền thoại được lưu truyền suốt 2.000 lịch sử văn minh Lưỡng Hà, chứ không phải từ văn bản ghi chép thời gian ông trị vì. Việc thiếu mất các văn tự này là do thực tế thủ phủ Akkad, nơi ông trị vì, chưa bao giờ được định vị và khai quật. Nó đã bị phá hủy vào cuối triều đại của Sargon, và chưa bao được tái định cư, ít nhất dưới cái tên Akkad.

“Lời nguyền của Akkad” được viết trong thế kỷ suy tàn của Đế quốc và sự sụp đổ của Akkad dẫn đến việc các vị Thần bị xúc phạm sau khi đền thờ Enlil bị cướp bóc:

“Khi những thành phố được xây dựng và thành lập,
Các vùng nông nghiệp lớn không có thóc,
Những vùng ngập nước không có cá,
Các khu vườn không cho ra nước ngọt lẫn rượu vang,
Những đám mây không mưa, các masgurum không phát triển.
Vào thời điểm đó, một sheken dầu chỉ mua được nửa quart,
Một sheken ngũ cốc cũng chỉ mua được nửa quart,
Hàng hóa giá như vậy được bán trong các chợ tất cả thành phố,
Người ngủ trên mái nhà, đã chết trên mái nhà,
Người ngủ trong nhà, không có mồ chôn cất,
Mọi người đang vùng vẫy trong cơn đói“.

*Sheken: đơn vị tiền tệ, quart = 0,946 lít

Đầu bằng đồng của Sargon là người Akkad đầu tiên cai trị vùng Lưỡng Hà kiểm soát cả hai miền Nam và Bắc Babylonia, do đó trở thành vua của người Sumer và Akkad, mở đầu sự ra đời Đế chế Akkad. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trong năm 2350 TCN, Sargon đã chinh phục tất cả thành bang của người Sumer, thống nhất họ dưới quyền cai trị của mình, tạo ra Đế chế vùng Lưỡng Hà đầu tiên.

Ông đã đánh bại quân đội của người Sumer trong hai trận đánh và bắt Lugalzagesi, vua người Sumer đã thống nhất (hay chinh phục) tất cả các nhóm người Sumer khác, và được phong là “Vua của thành phố Kish”. Trong hai thế kỷ tiếp theo, người Akkad đã cai trị người Sumer, nhiều cuộc nổi dậy tại các thành phố để chống lại sự cai trị của người Akkad.

Vào năm 2100 TCN, khi Akkad bắt đầu suy tàn, thành phố Ur trở mình và bật lên suốt một thế kỷ sau đó, cùng lúc các thành quốc tìm lại được sự độc lập. Đế quốc Akkad suy tàn sau năm 2200 TCN.

Các nhà sử học cho rằng nguyên nhân chính là sự suy tàn của bộ lạc sống trên núi được gọi là Gutian, bộ lạc này đã chinh phục nhiều vùng đất của người Sumer. Sau đó, người Assyria và Babylon đã phát triển để thống trị khu vực này.

Mặc dù triều đại của Sargon chỉ kéo dài khoảng 150 năm, nó đã tạo ra một mô hình chính phủ có ảnh hưởng đến tất cả các nền văn minh Trung Đông và để lại một dấu ấn lâu bền vào nền văn minh Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ sau đó.

Thanh Phong – dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x