NASA phát hiện vết nứt băng sâu ở Nam cực
Icebridge của NASA đã ghi nhận 1 vết rạn nứt lớn của Larsen C – một thềm băng ở Nam Cực. Hình ảnh được chụp vào ngày 10/12 đưa ra những dự đoán về số phận của thềm băng.
NASA ghi nhận, “thềm băng là phần nổi của băng ở suối và sông, và chúng sẽ làm vững chắc thêm phần băng phía sau; khi những thềm băng sụp đổ, băng phía sau sẽ được đẩy về phía biển, làm dâng mực nước biển. Liền kề Larsen C là 1 thềm băng nhỏ hơn đã bị tan ra vào năm 2002 sau khi phát hiện 1 vết rạn nứt tương tự như vết rạn mới đây của Larsen C”.
Cả hai vết nứt đều rộng và sâu, chiều dài khoảng 112 km và rộng 90 m, chiều sâu của nó khoảng bằng 1,6 km. NASA cũng cho biết thêm, “các vết nứt hoàn toàn cắt qua tảng băng nhưng nó không kéo dài hết, nó sẽ tạo thành 1 tảng băng trôi có kích thước bằng tiểu bang Delaware (Mỹ)”.
Bên cạnh thềm băng Larsen C, các nhà nghiên cứu cũng đang tập trung vào một sông băng chính ở Tây Nam Cực. Nghiên cứu cho thấy rằng các thềm băng đã bị phá vỡ từ trong ra ngoài, nguyên nhân được cho là do sự ấm lên của đại dương khiến các thềm băng bị phá hủy từ bên dưới. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Ohio cho rằng nếu sự kiện này vẫn tiếp diễn, nó sẽ làm mực nước biển nâng lên đáng kể.
Trong khi sự ảnh hưởng của sự nứt băng có thể không thấy hậu quả ngay lập tức, nhưng nó có thể làm mực nước biển dâng cao lên đến 3 m trong vòng 100 năm tới. Điều này có thể dẫn đến những trận lũ lụt lớn ở New York và Miami.
Theo Epoch Times