Nấm đông cô – Món quà quý từ thiên nhiên

04/03/15, 08:54 Dinh dưỡng, Sức khỏe

Nấm đông cô tự nhiên đã từng một lần là biểu tượng của hoàng gia. Hiện nay, loài nấm này được tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới.

Nấm đông cô mọc tự nhiên trên thân cây mục như dẻ, sồi và phong. (Shutterstock.com)

Nấm là những loài sinh vật kỳ lạ. Không phải thực vật cũng chẳng thuộc động vật, chúng là một phân lớp riêng. Một số là thần dược. Số khác lại nguy hiểm chết người. Đối với nhiều nền văn hóa cổ xưa, thậm chí loài nấm hoàn toàn ăn được cũng rất khả nghi.

Người Trung Quốc gắn bó với nấm khá sớm. Một trong những vật phẩm quan trọng nhất của nền văn hóa này là nấm đông cô – loại thực phẩm và dược phẩm dân gian quý giá trên khắp châu Á trong vòng ít nhất 2.000 năm qua. Danh tiếng của nấm đông cô đem đến sức khỏe vẫn còn dư âm cho đến ngày nay.

Shiitake là tên Nhật Bản – dựa theo tên giống cây sồi shiia, nơi đôi khi tìm thấy loại nấm này. Tên Trung Hoa bao gồm xiang gu (nấm thơm), dong gu (nấm mùa đông) và hua gu (nấm hoa – do vết nứt trên mũ nấm giống hình hoa).

Loài nấm đông cô tự nhiên đã từng một lần là biểu tượng của hoàng gia. Tuy nhiên, khi Trung Quốc hoàn thiện kỹ thuật trồng nấm, vấn đề khan hiếm đã giảm bớt. Hiện nay, nấm đông cô được tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới.

Loài nấm đông cô tự nhiên đã từng một lần là biểu tượng của hoàng gia.

Dinh dưỡng

Nấm trắng có thể phổ biến hơn, nhưng nấm đông cô vượt trội về mọi mặt. Chúng sở hữu một hương vị thơm ngon, đậm đà và bổ dưỡng không ngờ.

Hầu hết nấm rất giàu vitamin B và protein, nhưng nấm đông cô là nguồn chay tự nhiên tốt nhất của sắt. Chúng cũng giàu selen, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác.

Nấm đông cô là nguồn vitamin D tự nhiên, tuy nhiên nhà nấm học Paul Stamets đã phát triển một phương pháp làm tăng hàm lượng vitamin D2 lên rất nhiều. Phương pháp liên quan đến phần mũ khô nhận trực tiếp ánh sáng mặt trời. Stamets đã chỉ ra rằng, chỉ với hai ngày phơi nắng có thể làm tăng mức độ D2 hơn 400 lần.

Nấm đông cô sở hữu một hương vị thơm ngon, đậm đà và bổ dưỡng không ngờ.

Nấm khô và nấm tươi

Các cửa hàng tạp hóa ở châu Á, cửa hàng thực phẩm sức khỏe và các khu chợ đặc biệt đôi khi có bán nấm tươi, nhưng loại khô phổ biến hơn. Nhiều người thích nấm khô vì cho rằng hương vị và thành phần y dược đậm đà hơn.

Để làm mềm nấm khô, chúng ta có thể tách riêng mũ nấm và thân nấm ngâm trong 24 giờ (có thể ngâm nhanh hơn đối với loại cắt miếng). Vớt bỏ những thân nấm cứng nhưng giữ lại nước ngâm để làm nước dùng. Nếu bạn cần dùng nấm ngay, hãy ngâm mũ nấm vào nước nóng trong ít nhất nửa giờ, nhưng lưu ý là nước nóng sẽ làm giảm hương vị và nấm ngâm nhanh thường khá dai.

Để làm mềm nấm khô, chúng ta có thể tách riêng mũ nấm và thân nấm ngâm trong 24 giờ.

Nấm đông cô có thể được dùng trong vô số món, từ súp, xào cho đến món trứng tráng và bánh pizza. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn nên chắc chắn nấm được nấu chín. Ăn nấm tươi hoặc chưa chín kỹ đôi khi gây phát ban.

Nước dùng là hình thức phổ biến và lành mạnh nhất của nấm đông cô. Herbalist Todd Caldacott – tác giả cuốn sách ‘Food As Medicine’ – viết rằng nước dùng nấm đông cô là “gần gũi nhất với chúng ta, có tác dụng như một loại nước dùng xương bổ dưỡng không sử dụng sản phẩm từ động vật, nhưng nó cũng là khá khác biệt và rất độc đáo”.

Nước dùng là hình thức phổ biến và lành mạnh nhất của nấm đông cô.

Tác dụng dược liệu

Năm 1620, danh y Wu-Rui triều nhà Minh đã viết rằng nấm đông cô cung cấp năng lượng, ngăn cơn đói, chữa cảm lạnh và cải thiện lưu thông.

Ngày nay, nấm đông cô được sử dụng cho các bệnh ung thư, hội chứng mệt mỏi mãn tính, HIV, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, bệnh nấm candida và giảm cholesterol. Loài nấm này (hoặc ít nhất là thành phần của nó) xuất hiện trong nghiên cứu hiện đại nhiều nhất so với hầu hết các loại dược liệu, nhưng bằng chứng vẫn được coi là sơ bộ. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy kết quả khả quan nhưng cũng chỉ mới có một vài thử nghiệm nhỏ trên đối tượng con người.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung hầu hết sự chú ý vào hai chế phẩm nấm đông cô nổi tiếng: chiết xuất sợi nấm Lentinula edodes (hay còn gọi là LEM) và lentinan. Cả hai đã chứng minh khả năng ngăn chặn và thu nhỏ các khối u, hỗ trợ chức năng miễn dịch và thể hiện đặc tính kháng virus.

Chiết xuất sợi nấm Lentinula edodes (hay còn gọi là LEM) và lentinan được chứng minh khả năng ngăn chặn và thu nhỏ các khối u, hỗ trợ chức năng miễn dịch và thể hiện đặc tính kháng virus.

Ở Nhật Bản, nơi có rất nhiều thử nghiệm hiện đại về nấm đông cô, cả lentinan và LEM được sử dụng để làm giảm bớt những ảnh hưởng độc hại của phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị. Lentinan đã được chấp thuận ở Nhật Bản kể từ năm 1985 như là loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và thường được phụ nữ Nhật Bản sử dụng trong điều trị ung thư vú.

LEM cũng được khuyến cáo đối với những người nhiễm HIV, và đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự nhân rộng virus, tăng cường các tế bào miễn dịch và bảo vệ gan.

Hãy nhớ rằng những lời khuyên trên phải dựa trên liều điều trị đầy đủ các loại thuốc chuẩn bị sẵn và không hẳn toàn bộ là thực phẩm. Trong cuốn sách “Nấm thuốc”, nhà dược liệu Christopher Hobbs viết rằng, “Mặc dù nấm đông cô có thể là nguồn bổ sung cho chế độ ăn uống rất có giá trị, một số người ăn nấm với mục đích dược liệu ở liều cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa”.

May mắn là, các chế phẩm bổ sung nấm đông cô rất dễ tìm thấy trên Internet hoặc tại các cửa hàng thực phẩm y tế địa phương. Theo trang web của Hobbs, nhu cầu về các loại nấm dược liệu là hơn 1,2 tỷ USD trên toàn thế giới.

An Nhiên – Theo Epoch times

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x