Mỹ lên án Bắc Kinh gây khó khăn cho các phóng viên đưa tin sự thật về lũ lụt TQ

31/07/21, 09:58 Thế giới

Ngày 29/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc quấy rối và đe dọa “ngày một khắc nghiệt” gây nguy hiểm cho các phóng viên Mỹ và các phóng viên nước ngoài khác ở Trung Quốc, những người đưa tin về các trận lũ lụt lớn gần đây ở Hà Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington vào ngày 23/2/2021. (Ảnh qua AFP)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price cho biết, chính phủ Trung Quốc ngoài mặt là hoan nghênh các phương tiện truyền thông nước ngoài và ủng hộ công việc của họ, nhưng thực tế lại nói lên một câu chuyện khác.

Ông giải thích: “Những luận điệu gay gắt của [chính quyền Trung Quốc], được quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước, đối với bất kỳ tin tức nào mà nó cho là chỉ trích các chính sách của CHND Trung Hoa, đã kích động tâm lý tiêu cực của công chúng dẫn đến các cuộc đối đầu trực tiếp và quấy rối căng thẳng.”

Tuyên bố này được đưa ra sau khi các nhà báo Mỹ và các nhà báo nước ngoài khác đưa tin về lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã bị tấn công bằng lời nhục mạ, đe dọa từ các nhóm người giận dữ (có thể được sắp đặt), cả trực tiếp và trực tuyến, các nhân viên của đài BBC và Los Angeles Times cũng nhận được lời dọa giết.

Trong một lần tình cờ, chi đoàn địa phương của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kích động sự thù địch và yêu cầu những người theo dõi trên mạng xã hội báo cáo nơi ở của Robin Brant – phóng viên của BBC về Trung Quốc.

Cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích Brant vì đã công bố một video ghi lại cảnh những hành khách bị mắc kẹt trong một tàu điện ngầm ngập nước ở thành phố Trịnh Châu. Ít nhất 14 người chết trong tàu điện ngầm này này.

Sau đó, BBC bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là công ty lan truyền tin đồn.

Vào ngày 24/7, Mathias Boelinger, một phóng viên của hãng truyền thông Đức Deutsche Welle, đã phải đối mặt với một đám đông giận dữ, những người đã nhầm ông  với Brant và yêu cầu ông phải rời Trung Quốc, theo một bài đăng của Los Angeles Times tại hiện trường.

Ông Price cho biết trong tuyên bố ngày càng có nhiều nhà báo nước ngoài từ chối nhập cảnh hoặc ở lại Trung Quốc do hạn chế thị thực, hạn chế nghiêm trọng số lượng và chất lượng của các báo cáo độc lập về các vấn đề quan trọng.

Ô tô ngụp chìm trong nước lũ sau khi mưa lớn đổ bộ vào thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc vào ngày 21/7/2021. (Ảnh qua AFP)

Vào tháng 2/2020, khi COVID-19 bắt đầu lan rộng khắp Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã thu hồi chứng chỉ báo chí của 3 phóng viên Wall Street Journal qua một bài báo dư luận gọi Trung Quốc là “kẻ bệnh hoạn thực sự của châu Á” – mặc dù không ai trong số 3 nhà báo bị trục xuất này tham gia viết bài. Đáp lại, chính quyền Trump đã giảm số lượng nhà báo Trung Quốc được phép làm việc tại Hoa Kỳ từ 160 xuống 100. Ngay sau đó, Bắc Kinh trả đũa bằng cách trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ làm việc cho 5 tờ báo, bao gồm The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post.

“Chúng tôi kêu gọi các quan chức Trung Quốc đảm bảo rằng các nhà báo vẫn an toàn và có thể đưa tin tự do,” Price nói, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nên hoan nghênh các phương tiện truyền thông nước ngoài tới Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông 2022 sắp tới với tư cách là một “quốc gia có trách nhiệm”.

Trong một tuyên bố ngày 27/7, Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Trung Quốc nói rằng: “[Luận điệu] gây nguy hiểm cho sự an toàn thân thể của các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc và cản trở việc đưa tin tự do.”

Steven Butler, điều phối viên chương trình châu Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết: “Việc các phóng viên nước ngoài bị sách nhiễu khi chỉ làm công việc của họ — trong trường hợp này là đưa tin về trận lũ lụt thảm khốc ở Trịnh Châu — đã đạt đến tỷ lệ không thể chấp nhận được.”

Trong một báo cáo vào tháng 12/2020, CPJ đã xếp Trung Quốc là quốc gia bỏ tù các nhà báo tồi tệ nhất trên toàn thế giới vì đã giam giữ ít nhất 47 nhà báo ở nước này vào thời điểm đó.

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế có trụ sở tại Brussels cho biết các vụ đe dọa và tấn công gần đây ở Trung Quốc đã làm suy yếu sự an toàn của các công dân ở Trịnh Châu, những người đang tìm kiếm thông tin về cuộc khủng hoảng từ các nhà báo.

Vào năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã bắt giam nhà báo Australia Cheng Lei và Haze Fan, một công dân Trung Quốc làm việc cho Bloomberg News, vì nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Hồi đầu tuần, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cũng bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tự do báo chí ở Trung Quốc trong cuộc họp với các quan chức Trung Quốc ở thành phố Thiên Tân.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

Ad will display in 09 seconds

Lúc sa cơ đừng bi lụy, Trời sinh ra ta ắc có chỗ dùng

Ad will display in 09 seconds

Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

    Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

  • Lúc sa cơ đừng bi lụy, Trời sinh ra ta ắc có chỗ dùng

    Lúc sa cơ đừng bi lụy, Trời sinh ra ta ắc có chỗ dùng

  • Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

    Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

x