Mỹ: Hillary Clinton có thể phải làm chứng cho vụ bê bối Email
Sau phiên xét xử hôm 2/6, một tòa án phúc thẩm đang cân nhắc các quyết định xem liệu có nên đưa bà Hillary Clinton ra làm chứng cho vụ bê bối Email của bà hay không, News Punch đưa tin.
Cựu ngoại trưởng Mỹ – Hillary Clinton đã cố gắng lảng tránh việc làm chứng bằng lời tuyên thệ về mối liên hệ giữa các Email của bà và vụ án Benghazi (Vụ phiến quân tập kích lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya năm 2012, khiến đại sứ Christopher Stevens và ba đặc vụ thiệt mạng).
Hôm 2/6, tòa phúc thẩm đã xem xét một yêu cầu, được gọi là một “bản kiến nghị cho văn bản của mandamus”, nhằm đảo ngược lệnh do Thẩm phán Tòa án Quận Hoa Kỳ Royce C. Lamberth ban ra, yêu cầu bà Hillary Clinton và cựu Chánh văn phòng của bà – Cheryl Mills ra làm chứng.
Phiên phúc thẩm không được chú ý, không được báo cáo, và đã được tổ chức thông qua hội nghị từ xa tại Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ của Tòa án Quận Columbia.
Vào ngày 2/3/2020, tổ chức Judicial Watch cho biết, Thẩm phán Lamberth đã cấp cho Judicial Watch quyền khám phá và cả quyền lấy lời khai từ bà Clinton và Mills, theo lời thề liên quan đến Email của bà và các hồ sơ về vụ tấn công Benghazi.
Tháng 4/2020, Cơ quan Tư pháp và Bộ Ngoại giao được đại diện bởi các luật sư của Bộ Tư pháp, đã đệ trình các câu trả lời phản đối yêu cầu của bà Clinton và Mill để đảo ngược lại lệnh yêu cầu họ cung cấp lời khai.
Vào ngày 2/3, tòa án sơ thẩm đã đưa ra tuyên bố, nói rằng lời khai của bà Clinton là cần thiết:
“Tòa án đã xem xét nhiều lần về việc Bộ trưởng Clinton nói rằng, bà không thể nhớ lại hoặc chỉ nhớ một số chi tiết nhất định trong các câu trả lời thẩm vấn trước đây của mình. Trong buổi lấy lời khai, rất có thể là luật sư của nguyên đơn sử dụng các tài liệu, và lời khai khác để tìm cách làm mới hồi ức của mình. Và vì vậy, để tránh kết quả không thỏa mãn, kém hiệu quả của nhiều vòng thẩm vấn không có kết quả, và đưa vụ án gần sáu năm tuổi này đến gần hơn với kết luận của mình, Thẩm phán sẽ được phép làm rõ và tìm thêm câu trả lời của Bộ trưởng Clinton một cách trực tiếp ngay sau khi bà cung cấp cho họ. Tòa án đồng ý với Thẩm phán – đã đến lúc nghe trực tiếp từ Bộ trưởng Clinton”.
Bà Clinton đã lập luận rằng đáng lẽ bà không cần phải làm chứng, vì bà là cựu quan chức chính phủ cấp cao. FBI đã cố lấy lại Email của bà từ nhiều nguồn khi điều tra các cáo buộc về thông tin mật được lưu trữ, hoặc truyền tải không đúng cách trên máy chủ, email cá nhân mà bà đã sử dụng khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao.
Cụ thể, bà Clinton từng bị cáo buộc là đã “cực kỳ vô tâm” khi sử dụng email cá nhân để trao đổi thông tin mật (trong đó có thông tin về vị trí của các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ tại Libya) với đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens, góp phần dẫn đến vụ tấn công Benghazi vào năm 2012.
Có hai điểm then chốt về vụ bê bối email: Thứ nhất, bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân cho việc công, tức là bà đã dùng hòm thư cá nhân để giải quyết các sự vụ của chính phủ. Thứ hai, bà Hillary Clinton còn tự ý xóa Email, kể cả các Email công vụ chưa được kịp thời đưa vào hồ sơ để lưu trữ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến bà bị chỉ trích, thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ bị khởi tố.
Thiện Thành (Theo News Punch)