“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” chính là huyền cơ thành bại đời người
Người đi đến cuối cùng ngoảnh đầu nhìn lại mới thấy tất cả đều đã có an bài, dù cho là thông minh tài giỏi đến đâu thì cũng không thể thắng được thiên ý. Mọi sự cố gắng tuy không phải đều là vô ích, nhưng ‘cố gắng’ đó cũng chỉ là ‘thuận theo tự nhiên’.
Trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, Gia Cát Lượng túc trí đa mưu, liệu sự như Thần, nhưng mà cuối cùng cũng không thể giành lại Trung Nguyên. Tục ngữ nói: “Người tính không bằng trời tính”, thiên ý sâu xa không thể đo lường, con người vĩnh viễn không có cách nào tranh giành với ông trời được.
Trong xã hội có rất nhiều người không tin thiên mệnh, cho rằng vận mệnh phải là do chính mình nỗ lực mà nắm giữ lấy, thật tình không biết thế nào gọi là “Người thuận với trời thì nhàn, người nghịch với trời thì nhọc”.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” đã là một câu nói phổ biến, lại có chứa rất nhiều tính triết lý, nó chính là được lấy từ tác phẩm văn học cổ “Tam quốc diễn nghĩa”.
Video: Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý. Vậy nên, dù hoàn cảnh nào hãy ung dung đối mặt.
Trong hồi 103, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tỉ mỉ sắp đặt để cho cha con Tư Mã Ý đi vào phía trong cốc, đồng thời dùng củi khô và bó đuốc lấp đầy miệng hang, cho phóng hỏa và mìn nổ cùng một lúc.
Cha con Tư Mã Ý cùng quân Ngụy không còn biết tiến thoái đường nào nữa, lại còn gặp phải lửa cháy khắp nơi. Đúng lúc đó cuồng phong gào thét, mưa như trút nước, lửa cháy trong cốc đều bị mưa to làm tắt hết.
Cha con Tư Mã Ý thừa cơ phá vòng vây chạy ra, lúc này Gia Cát Lượng chỉ còn biết ngửa mặt lên trời thở dài nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng ép!”.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, một câu tục ngữ đơn giản nhưng đã nói hết ra huyền cơ về sự thành công nơi thế gian!
Bất kể việc gì cũng đều do thiên ý, một sự việc thành công cũng không phải là do con người đã bỏ ra bao nhiêu cố gắng. Con người có trăm ngàn tính toán khác nhau, trời cao chỉ có một phép toán, nhưng phép toán này sẽ quyết định kết quả cuối cùng.
Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình, dù cho có trải qua trăm nghìn cay đắng, kết quả luôn là “Cố tình trồng hoa hoa chẳng nở, vô tâm trồng liễu liễu lại xanh”, dù cho con người có mưu tính như thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là do ông trời sắp đặt.
Bởi vậy có thể thấy được, một người vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì cũng chỉ đạt tới trình độ có hạn mà thôi, mà cái ‘thiên’ trong thiên thời, địa lợi, nhân hòa mới là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến con người, đó mới là điểm mấu chốt để quyết định một việc thành hay bại.
Một người bất kể là khi còn bé có lý tưởng gì, muốn làm kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học cũng vậy, muốn làm họa sĩ, tác giả, nhà thơ thì cũng tốt, đó chỉ là giấc mộng tốt đẹp anh ta ‘muốn’ mà thôi, cuối cùng an bài công việc cho anh ta lại là người khác, không phải anh ta muốn làm gì thì có thể làm đó.
Mọi người trong cuộc sống chắc cũng thường xuyên thấu hiểu cảnh này, việc muốn làm thì không được làm, việc không muốn làm thì làm mãi không hết, cho nên con người khi còn sống không thể nào mà hài lòng hết được, đều là ở vào thế bị động, đều ở dưới sự tác động của thiên ý.
Con người là một bộ phận trong thiên nhiên rộng lớn, vậy tất nhiên phải tuân theo quy luật tự nhiên. Vì để thu được càng nhiều của cải vật chất hơn nữa mà phá hủy hoàn cảnh tự nhiên, như thế là đang làm việc nghịch với ý trời, kết quả chắc chắn là hạnh phúc sẽ ngày càng rời xa.
Nhưng vì con người thường có quá nhiều dục vọng, nên đã đánh mất đi phương hướng của bản thân mình. Cưỡng cầu mà không đúng, tất nhiên sẽ gặp phải ngăn trở và thất bại. Lịch sử phát triển của nhân loại là do Thần an bài, trong cuộc sống bất luận là việc gì cũng đều có thiên ý tồn tại.
Biết thiên mệnh, thuận theo ý trời, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không mong cầu những thứ không thuộc về mình, mọi sự cứ thuận theo tự nhiên, tâm thường biết ơn, như vậy nhất định sẽ thong dong tự được, cả đời ung dung tự tại.
Chân Chân biên dịch