Muốn thi đậu phải có bí kíp, hai câu chuyện xưa để lại nhiều gợi ý
Dùi mài kinh sử bao nhiêu năm chỉ mong được áo gấm về làng, đó là nguyện vọng của bao đời sĩ tử xưa và nay. Vậy bí quyết nào làm nên những thành công ấy? Bài viết dưới đây sẽ hé lộ đôi chút.
Người ta vẫn thường nói: “Mười năm học hành gian khổ”, có rất nhiều học sinh vì đạt được công danh mà đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, thế nhưng điều đó không phải là ai muốn cũng có thể đạt được.
Để trợ giúp thí sinh, các nhà xuất bản đã phát hành không ít những quyển “bí kíp” thi cử, đa dạng đủ loại, dường như thi cử thực sự cần có một vài bí kíp. Vậy thời cổ đại, những trạng nguyên muốn thi đậu thì phải làm sao?
Giai thoại về đại học sĩ đầu tiên của đại Minh
Thời Minh Anh Tông có một vị đại học sĩ tên là Tào Nãi. Ban đầu ông chỉ là một viên quan nhỏ, không được mấy người biết đến. Có một lần, trong một cuộc truy bắt đạo tặc, ông vô tình gặp được một thiếu nữ dung mạo xinh đẹp.
Thiếu nữ này cũng đã thầm nhớ nhung và tự nguyện hiến thân cho Tào Nãi. Tào Nãi nhìn dung nhan xinh đẹp của cô gái cũng cảm thấy động lòng. Nhưng vẫn nói với cô ấy: “Cô là trinh nữ, ta không thể mạo phạm”. Nói xong, liền lấy một tờ giấy viết lên bốn chữ “Tào Nãi không thể”, rồi đốt đi như phát lời thề với trời, nhắc nhở bản thân tuyệt đối không được phạm phải tà dâm.
Sau đó, Tào Nãi vào kinh dự thi. Ngày thi hôm đó, lúc mới bắt đầu Tào Nãi như bị hôn trầm, không biết làm bài như thế nào. Đột nhiên, có một tờ giấy bay tới rơi trước bàn của Tào Nãi, trên tờ giấy viết bốn chữ “Tào Nãi không thể”.
Việc thần kì xảy ra khiến cho đầu óc Tào Nãi trở nên cực kì sáng suốt, suy nghĩ phong phú, hành văn mạch lạc dồi dào, một cảm giác sảng khoái phi thường.
Ngày công bố kết quả thi, Tào Nãi đứng đầu bảng, trở thành tân khoa Trạng nguyên vào năm Tuyên Đức thứ 8 (1433) thời Minh Tuyên Tông. Sau khi Tào Nãi thi đậu Trạng nguyên, liền tiến vào Hàn Lâm Viện nhậm chức, làm đến Lại Bộ Thị Lang kiêm Hàn Lâm học sĩ.
Sau khi Minh Anh Tông lên ngôi, Tào Nãi đảm nhiệm chức Kinh diên giảng quan, cũng là người phụ trách việc biên soạn “Tuyên Tông Thực Lục”. Các triều đại liên tục đổi thay, nên việc ghi chép về các đời hoàng đế là một việc rất cần thiết, cũng là việc rất vinh quang. Vào năm thứ 11 thời Minh Anh Tông (1446), ông đảm đương chức vụ Thủ phủ nội các, cũng là đại học sĩ đầu tiên của đương triều.
Tào Nãi có thể thi đỗ trạng nguyên, ngoài thực lực của bản thân mình, còn phải nhắc đến phúc đức khi ông đã không phạm phải tà dâm.
Trạng nguyên triều Minh Triệu Bỉnh Trung
Thời Minh Thần Tông, có một vị chỉ huy sứ bị người ta hãm hại mà rơi vào vòng lao ngục. Cha của Triệu Bỉnh Trung đã cố hết sức nghĩ cách cứu anh ta ra khỏi đại lao, cũng giải oan rửa tội cho anh ta. Vị chỉ huy sử này cảm ơn đại đức của Triệu lão gia lại không biết lấy gì để báo đáp liền nghĩ ra cách đem con gái của mình gả cho Triệu lão gia về làm thiếp.
Triệu lão gia liên tục xua tay và nói: “Không được!”, chỉ huy sứ làm nhiều cách để thuyết phục ông chấp nhận, thế nhưng Triệu lão gia lại tiếp tục xua tay, nói liên tục: “Không được!”. Từ đầu tới cuối ông ấy luôn từ chối lời đề nghị của chỉ huy sứ.
Sau đó, con trai của Triệu lão gia là Triệu Bỉnh Trung lên đường vào kinh thi trạng nguyên. Trên đường có người chặn kiệu và nói: “Không được đỗ Trạng nguyên”. Nói mấy lần liên tiếp như thế.
Kết quả Triệu Bỉnh Trung đỗ Trạng nguyên, trở thành trạng nguyên vào năm Vạn Lịch thứ 26 thời nhà Minh (1598). Ông làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, tương đương với bộ trưởng bộ ngoại giao hiện nay.
Sau khi Triệu Bỉnh Trung trở về quê hương, đem chuyện kì lạ trên đường nói với cha. Triệu lão gia xúc động nói: “Đây là việc của ta 20 năm trước, cho đến bây giờ chưa nói với ai. Không biết là vị thần nào đã nói với con”.
Bài thi trạng nguyên của Triệu Bỉnh Trung là một bài thi chân thực duy nhất tồn tại ở Trung Hoa cho tới nay.
Chẳng trách có người nói: “Cuộc thi ở nhân gian là văn chương, còn đối với Thần lại là đạo đức”. Xem xong câu chuyện trạng nguyên thời nhà Minh, ngẫm lại quả thật đúng là như thế!
>>> Cự tuyệt tà dâm được phúc báo: “Trạng nguyên là người vượt nửa bức tường…”
>>> Đạo trời không vì tình riêng, nhưng thường “ưu ái” người lương thiện
Tuệ Tâm, theo NTDTV