Một doanh nhân Hàn Quốc đã mất trắng gần 7 triệu USD đầu tư ở Trung Quốc như thế nào?
SEOUL – Sau nhiều năm nỗ lực thiết lập những dự án kinh doanh đầy hứa hẹn tại Trung Quốc và đã thua lỗ hơn 7 tỷ Won (6,8 triệu USD), doanh nhân – nhà phát minh Hàn Quốc nhãn hiệu máy hút bụi WELVA, Kim Kwang – Nam đã bỏ cuộc và tuyên bố rút khỏi thị trường Trung Quốc mãi mãi.
“Có lẽ tiềm năng của thị trường Trung Quốc là rất lớn, nhưng thể chế xã hội và đạo đức con người nơi đó đã buộc tôi phải dừng cuộc chơi sớm,” Kim nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Cựu chủ tịch của Hiệp hội các Nhà sản xuất tại Thành phố Bucheo, Hàn Quốc cho biết những kinh nghiệm của ông ở Trung Quốc giúp ông trở nên quen thuộc với những hoàn cảnh thách thức mà hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc phải đối mặt tại Trung Quốc.
Kim dành vài năm tại Trung Quốc, đầu tư tiền bạc thời gian vào việc nghiên cứu phát minh sản phẩm mới. Tuy nhiên, cứ mỗi lần ông đã sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường thì ông luôn bị bất ngờ trước những rào cản quan liêu mà ông phải đối mặt.
Bên cạnh sự chậm trễ tốn kém như vậy, Kim cũng nói về những vấn đề về niềm tin của mình đối với các doanh nhân Trung Quốc.
Đầu tư thất bại lần đầu tiên của ông xảy ra khi ông cố gắng bán một sản phẩm máy chữa bệnh ở Thượng Hải, Thanh Đảo, Đại Khánh, Cáp Nhĩ Tân và Tề Tề Cáp Nhĩ. Thiết bị máy do ông phát minh hoạt động theo cơ chế sử dụng dòng điện để loại bỏ những mảng bám trong mạch máu.
“Tôi cung cấp phương pháp trị liệu và kiểm tra sức khỏe miễn phí, với phương pháp trị liệu trên máy kéo dài 1 giờ. Một số khách hàng lớn tuổi lúc đầu rất khó đi lại, khi bắt đầu trị liệu đã có thể đi lại bình thường chỉ trong hai tuần,” Kim nói.
“Thất bại lần thứ hai của tôi xảy ra cách đây 5 năm. Tôi phát minh ra một sản phẩm máy hút bụi thông minh và chuyển giao việc sản xuất cho một nhà máy ở Vĩnh Khang, tỉnh Chiết Giang. Sản phẩm này rất phổ biến, hàng ngày khoảng 1400 cái được tiêu thụ ở Hàn Quốc, và cũng rất nhiều ở Trung Quốc. Nhưng sau đó nhà máy Trung Quốc bắt đầu gây khó khăn cho tôi, nhằm mục đích đẩy tôi ra và bán sản phẩm của chính họ. Ví dụ, khi tôi đặt hàng 1000 sản phẩm, họ sẽ chỉ cung cấp cho tôi chỉ 900, họ nói rằng chi phí sản phẩm tăng lên. Mục đích của họ là khiến tôi từ bỏ.”
“Một lần, nhà sản xuất xe hơi ở Trường Xuân đặt tôi một đơn hàng, và thậm chí đã trả tiền cọc theo yêu cầu cho đơn hàng đó. Tuy nhiên, ngay khi họ xác định được ai là người sản xuất sản phẩm thực sự thì họ liên lạc trực tiếp với nhà máy và đặt hàng, sau đó họ đòi tôi trả lại tiền cọc.”
“Công nghệ của Trung Quốc trong việc sản xuất cần cẩu hạng nặng đứng sau Hàn Quốc. Một vài năm trước, một nhà sản xuất cần cẩu Hàn Quốc đã cố gắng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và chuyển giao công nghệ cần cẩu xây dựng cho một số nhà máy ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Sau đó, những nhà máy này đã cố gắng hất cẳng công ty Hàn Quốc khỏi việc kinh doanh, dẫn đến phá sản. Sau khi những nhà máy Trung Quốc nắm được công nghệ của Hàn Quốc, họ sao chép thiết kế và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, dù các công ty Hàn Quốc đã bán cần cẩu của họ với giá rất rẻ ở Trung Quốc nhưng họ vẫn không cạnh tranh được với những đối tác Trung Quốc vì những người này được hậu thuẫn từ chính quyền địa phương, kẻ bí mật kiểm soát thị trường.”
“Thật ra, có nhiều người Trung Quốc thích hàng Hàn Quốc, và họ cố gắng tránh mua những phiên bản giả mạo các sản phẩm giống nhau này, đó là lý do tại sao nhiều người Trung Quốc mua sản phẩm ở Hàn Quốc mang về Trung Quốc. Nhưng bất chấp tình hình như thế, rủi ro đầu tư tại các nhà máy Trung Quốc của các doanh nghiệp Hàn Quốc là rất cao.”
“Sau khi mất hết khoản tiền dành dụm cả đời tại Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cảm thấy quá xấu hổ không thể về lại Hàn Quốc, vì thế họ chọn ở lại Trung Quốc bất hợp pháp. Hiện nay có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã ở quá hạn bất hợp pháp tại Thanh Đảo và Thâm Quyến. Hồi đó, nếu tôi lựa chọn tiếp tục ở lại Trung Quốc, có lẽ tôi đã kết thúc hết tất cả tiền dành dụm của mình tại đó.”