Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm

29/08/18, 14:29 Cổ Học Tinh Hoa

Thời nhà Đường, ở Lũng Tây Công có một gia sư tên Thẩm Á Chi. Người này mờ nhạt vô danh, trên quan trường cũng không có gì nổi bật, nhưng vì mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ, đã để lại một truyền thuyết được người đời sau biết tới.

Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm.1
Mộng vượt ngàn năm về triều Tần. (Ảnh từ Anisima.ru)

Mơ về nhà Tần lập được chiến công

Năm Thái Hòa đầu tiên thời Đường Văn Tông, Thẩm Á Chi đi đến Mân Châu. Sau khi rời khỏi Trường An, ông đã nghỉ tại lữ quán Sách Tuyền. Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, ai nấy đều rất dễ mệt mỏi, khi Thẩm Á Chi ngủ trưa đã nằm mơ thấy mình đi đến nước Tần.

Trong mơ, có một viên quan họ Liêu đã tiến cử Thẩm Á Chi trước vua Tần Mục Công. Vua Tần cho gọi Thẩm Á Chi vào gặp, ngồi đối mặt nói chuyện với nhau. Mục Công nói: “Ta muốn làm cho đất nước trở nên lớn mạnh, muốn thỉnh giáo tiên sinh, ông có thể cho ta một vài sách lược được không?”.

Thẩm Á Chi đã lấy Côn, Bành, Tề Hoàn Công, là ba trong số các chư hầu trong thời Xuân Thu Ngũ bá làm ví dụ để giảng về phương pháp xây dựng một cường quốc. Mục Công nghe được thấy rất vui, nên đã cho ông làm quan, rồi phái ông phò trợ cho Tây Khất Thuật, một vị tướng của nhà Tần đi thảo phạt Hà Tây.

Trong triều đại nhà Đường, Thẩm Á Chi là một văn nhân, nhưng trong giấc mộng đến triều Tần, thì ông là một vị võ tướng dũng cảm, trên chiến trường ông là người lãnh đạo toàn quân xông pha tiến đánh về phía trước, liên tục chiếm cứ được năm thành trì. Sau khi Thẩm Á Chi quay về cung, Tần Mục Công đã đứng dậy mừng đón ông, và còn để ông sống trong cung điện một thời gian dài, hết mực tưởng thưởng cho công lao của ông.

Con gái út của Tần Mục Công tên là Lộng Ngọc, câu chuyện “Thổi sáo rước phụng” của Lộng Ngọc và người chồng tên Tiêu Sử là một truyền thuyết vang dội ngàn năm. Lúc Thẩm Á Chi xuyên không đến nhà Tần trong giấc mơ của mình, thì Tiêu Sử đã qua đời.

Mục Công đã gả Lộng Ngọc cho văn nhân nhà Đường

Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm.2
Mục Công đã gả Lộng Ngọc cho văn nhân nhà Đường. (Ảnh: Picssr)

>>> Công chúa thật, công chúa giả – Số phận bi thảm của giới quý tộc thời mất nước

Để cảm tạ công ơn của Thẩm Á Chi đã giúp cho nước Tần giành được năm thành trì, Tần Mục Công đã hỏi ý kiến về việc gả Lộng Ngọc cho ông. Thẩm Á Chi từ bé đã độc lập tự cường, nên ông không muốn nhận lấy ân huệ này, nhưng ông lại không thể từ chối, cho nên công chúa Lộng Ngọc huyền thoại đã trở thành vợ của ông. Lúc đó, người Tần gọi nàng là công chúa nhà Tiêu.

Ở nước Tần, tuy rằng Thẩm Á Chi chỉ là một chức quan bé, nhưng vì ông là phò mã nên có thể tự do ra vào chốn cung. Cung điện nơi Thẩm Á Chi sống được gọi là “Thúy Vi cung”, những người trong cung thì gọi nơi đây là “Thẩm Lang viện”. Công chúa Lộng Ngọc rất thích thổi sáo, mỗi khi thổi sáo, nàng đều ngồi trên đỉnh Thúy Vi cung, trông cứ như một tiên nữ vậy. Tiếng sáo ngân nga du dương khiến người ta phải rơi nước mắt, bất cứ ai nghe thấy đều sẽ quên mất sự tồn tại của mình.

Sinh nhật của công chúa Lộng Ngọc là ngày mùng 7 tháng 7, hôm ấy các thành viên trong hoàng tộc đều mang đến các món lễ vật quý giá để chúc mừng sinh nhật công chúa, Thẩm Á Chi rất sầu não, vì thực sự không biết phải tặng món quà nào cho nàng cả.

Viên quan họ Liêu mà ngày trước đã tiến cử Thẩm Á Chi cho Tần Mục Công, được lệnh của nước Tần mang một loạt ca khúc gửi đến cho Tây Nhung, và Tây Nhung cũng gửi lại một chiếc sừng tê giác. Thẩm Á Chi đã lấy được món đồ này từ viên quan họ Liêu, rồi dành tặng nó cho công chúa. Công chúa Lộng Ngọc vô cùng yêu thích món quà, nên đã buộc chiếc sừng vào chiếc váy của mình.

Tần Mục Công đối xử với Thẩm Á Chi chẳng khác nào con trai ruột của mình, luôn luôn ban thưởng, và mọi người đều nhìn thấy điều đó.

Công chúa qua đời, Thẩm Á Chi làm thơ truy điệu

Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm.3
Công chúa Lộng Ngọc rất thích thổi sáo, mỗi khi thổi sáo, nàng đều ngồi trên đỉnh Thúy Vi cung, trông cứ như một tiên nữ vậy. (Ảnh: Internet)

>>> Ngọc Hoa tiên tử chỉ vì một niệm dục vọng mà bị giáng trần

Không ngờ rằng, vào mùa xuân năm tiếp theo, công chúa Lộng Ngọc đột nhiên không bệnh mà chết, cả nước vô cùng tiếc thương. Tần Mục Công buồn thương cực độ, chuẩn bị an táng cô con gái yêu quý của mình trên đất Hàm Dương. Mục Công lệnh cho Thẩm Á Chi viết một bài ca đưa tiễn, Thẩm Á Chi viết:

Khóc thương một cành hồng, sống cùng chết không cùng.

Trâm vàng rơi trên cỏ, hương thơm phủ gió xuân.

Chốn xưa nghe tiếng sáo, trăng tròn nơi lầu cao.

Hoa lê đêm Hàn thực, khép chặt Thúy Vi cung.

Sau khi viết xong, ông đã dâng lên cho Mục Công xem, Mục Công đọc đi đọc lại rồi giàn giụa nước mắt. Các thị nữ trong cung điện cũng không cầm lòng được tất thảy đều khóc. Mục Công lại muốn Thẩm Á Chi làm bài thơ trên bia đá, Thẩm Á Chi viết rằng:

Bạch dương trong gió khóc bia đá

Cỏ dại khắp đất sắc xuân khói mờ.

Châu buồn mỏng manh không còn tươi đẹp,

Chôn vùi ngọc sáng hận làm sao nguôi?

Thẩm Á Chi và mọi người cùng đến Hàm Dương đưa tiễn công chúa Lộng Ngọc. Do đau buồn quá độ, Thẩm Á Chi ngã bệnh, sau khi ông tịnh dưỡng bên ngoài cung điện được một tháng, thì sức khỏe lại dần dần hồi phục.

Tần Mục Công tiễn văn nhân nhà Đường

Tần Mục Công nói với Thẩm Á Chi rằng: “Lúc đầu ta muốn giao con gái yêu của ta cho con, hy vọng rằng hai người sẽ được chung sống dài lâu, nhưng không ngờ rằng, con gái ta còn chưa kịp chăm sóc cho con mà đã qua đời rồi. Nước Tần của chúng ta chỉ là một đất nước nhỏ, không thể làm khó con được, vả lại mỗi khi ta nhìn thấy con, thì ta lại nhớ đến con gái yêu đã mất của mình, trong lòng không nguôi được buồn đau. Tại sao con không đi đến đất nước lớn hơn chứ?”.

Thẩm Á Chi đáp: “Thần không có tài cán gì, chỉ có một trái tim để báo đáp quân vương. Ngài có thể tha thứ cho thần vì thần đã không thể chết cùng với công chúa, và để thần quay trở lại quê hương của mình, ân đức của bệ hạ to lớn như vầng thái dương vậy, thần sẽ nhớ mãi không quên”.

Trước khi đi khỏi nước Tần, Tần Mục Công đã mở một bữa tiệc để tiễn Thẩm Á Chi, trong tiệc có đàn ca múa hát theo các điệu nhạc và động tác múa vỗ vai vỗ chân đặc trưng của nhà Tần, dường như lời nhạc mang tiếng nỉ non chứa đựng cả bầu không khí buồn thương ai oán.

Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm.4
Ảnh minh họa bữa tiệc từ tranh “Hàn Hi Tái dạ yến đồ”. (Ảnh từ chanhkien)

>>> Long Cung và chuyện người thợ mộc mất tích 8 năm ròng

Tần Mục Công cầm ly rượu đi đến trước mặt Thẩm Á Chi và nói: “Ta chúc con trước, chúc con trường thọ. Nhạc này nghe có vẻ khô khan, ta hy vọng con có thể viết ra một bài hát cho nó”.

Thẩm Á Chi liền chấp bút viết ra bài hát sau: “Điệu nhảy đập vai, hận khói dày không còn nơi cho ánh sáng len vào; nước mắt như mưa, muốn nói ra nhưng lại thấy nghẹn lời. Áo vốc thêu kim phụng đỏ đã sờn, biết bao giờ lại được xem ca vũ cùng nhau ở cung. Mùa xuân đang vui mà, nhưng ngày đêm gió đông đi đâu mất rồi?”.

Viết xong, liền tặng cho đội ca múa. Trong âm thanh ồn ào ấy, ông đã đọc lại lời bài hát, những người xung quanh nghe xong đều khóc. Thẩm Á Chi lại một lần nữa bái biệt Mục Công, Tần Mục Công bảo ông đến Thúy Vi cung để nói lời từ biệt với các hầu gái của công chúa.

Thẩm Á Chi lại bước vào Thúy Vi cung và nhìn thấy những viên minh châu ngọc bích nằm rải rác trên những bậc thềm màu xanh mà công chúa đã để lại, màu sắc chiếc rèm vẫn nguyên như cũ, những cung nữ đang khóc, Thẫm Á Chi thấy vậy cũng cảm động mà rơi nước mắt. Vào thời khắc ly biệt cuối cùng, Thẩm Á Chi đã đề một bài thơ trên cổng cung điện:

Nhà vua thấy buồn đã để ta trở về phía Đông,

Từ nay ta không thể ở lại cung điện Tần quốc nữa.

Mùa xuân bỗng hóa bi thương, vua Tần thật đau buồn,

Những bông hoa rơi đầy như nước mắt tuôn rơi.

Sau đó, ông vẫy tay từ biệt và rời khỏi hoàng cung. Tần Mục Công cho người mang xe đến đưa Thẩm Á Chi ra khỏi Hàm Cốc quan. Sau khi bước qua cánh cổng, người đánh xe nói rằng: “Mục Công lệnh cho tôi đưa ngài đến Hàm Cốc quan thôi, bây giờ chúng tôi phải quay trở lại, ngài hãy bảo trọng!”. Thẩm Á Chi nói lời tạm biệt với anh ta, khi còn chưa dứt câu thì đột nhiên tỉnh giấc, nhìn thấy mình vẫn đang nằm trong lữ quán Sách Tuyền.

Ngày hôm sau, Thẩm Á Chi đem chuyện này kể lại cho người bạn của mình là Thôi Cửu Vạn nghe. Thôi Cửu Vạn là người ở huyện Bác Lăng, có nghiên cứu nhiều về lịch sử cổ đại. Ông đã nói với Thẩm Á Chi: “Trong sách ‘Hoàng lãm’ viết rằng, sau khi Tần Mục Công qua đời thì được chôn cất dưới Ung Thác Kì Niên cung, đây không phải là chứng cứ cho thấy có thần thánh hiển linh sao?”.

Sau đó, Thẩm Á Chi đọc biên niên sử địa lý của nước Tần, mới nói: “Nếu chuyện đúng như Thôi Cửu Vạn nói, thì Lộng Ngọc chính là tiên nữ, vậy thì tại sao nàng lại chết?”.

Chỉ là một khoảnh khắc ngủ say, trong mơ Thẩm Á Chi đã vượt hơn 1400 năm để trở về thời đại xưa, để rồi có một trải nghiệm khắc cốt ghi tâm: xông trận chiếm được năm thành trì, lập nên chiến công hiển hách; một chuyện tình đẹp và buồn; nghĩa tình của vị vua làm động lòng người. Giấc mơ huyền diệu đó liệu có phải là một đoạn tình duyên ở kiếp trước của ông không?

(Trích trong “Thái Bình quảng kí – Tập 208 – Mộng Thất”)

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x