Mạnh tay với tin giả, Mỹ liệt thêm 6 kênh truyền thông của ĐCSTQ là cơ quan đại diện nước ngoài
Ngày 21/10, Hoa Kỳ đã liệt kê thêm 6 kênh truyền thông của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà đang hoạt động ở Hoa Kỳ như là các cơ quan đại diện nước ngoài. Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, một lần nữa lại ‘nhảy cẫng’ lên và đòi đe dọa trả thù, việc này đã nhận phải sự chế giễu từ cư dân mạng.
Theo một thông cáo báo chí do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành ngày 21/10, Bộ Ngoại Giao đã bổ sung thêm 6 kênh truyền thông được cho là thuộc quản lý của chính phủ ĐCSTQ bao gồm Nhất Tài Toàn Cầu, Nhật Báo giải phóng, Tân Dân vãn Báo, Tạp ChÍ Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, Tuần Báo Bắc Kinh, và Nhật Báo Kinh Tế.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, những kênh truyền thông này thực sự thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các chính phủ ngoại quốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với nội dung của chúng tại Hoa Kỳ. “Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng độc giả và thính giả Mỹ có thể phân biệt giữa các tin tức được viết bởi các phương tiện truyền thông tự do và các bài tuyên truyền của ĐCSTQ, 2 cái này là không giống nhau.”
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – Bà Morgan Ortagus chỉ ra rằng, truyền thông tự do trên khắp thế giới phải dựa vào sự thật, trong khi đó truyền thông của Trung Quốc phải nghe theo lệnh của ĐCSTQ. Bà tuyên bố rằng mục tiêu của Bộ Ngoại giao là bảo vệ các phương tiện truyền thông tự do ở Hoa Kỳ và đảm bảo rằng người dân Hoa Kỳ biết được “tin tức” mà họ đọc là đến từ các phương tiện truyền thông tự do hay là từ các chính phủ nước ngoài độc hại.
Bà nhấn mạnh rằng những đơn vị nào được liệt kê là các cơ quan đại diện nước ngoài thì phải tuân theo các quy định cụ thể, những quy định này có thể làm tăng tính minh bạch của các hoạt động truyền thông liên quan của chính phủ đó tại Hoa Kỳ.
Căn cứ theo luật liên quan của Hoa Kỳ, các tổ chức được liệt kê là cơ quan đại diện nước ngoài phải cung cấp cho Hoa Kỳ danh sách nhân viên và đăng ký bất động sản hiện có, đồng thời phải được sự chấp thuận trước trước khi mua hoặc thuê bất động sản mới.
Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời Báo Hoàn Cầu hôm 22/10 đã tweet rằng, Bắc Kinh nhất định sẽ trả thù, mà hoạt động kinh doanh của truyền thông Hoa Kỳ tại Hồng Kông có thể nằm trong danh sách trả thù của Trung Quốc.
Lời đe dọa của ông Hồ đã vấp phải sự chế giễu từ cư dân mạng:
“Nắm chắc rồi, ai sợ ai, mau cắt đứt quan hệ ngoại giao”;
“Đừng chỉ nói suông, tốt nhất là nên làm như vậy thì mới có sức thuyết phục”;
“Trung Quốc chính là cần một gia tốc sư như ông”;
“Hoa Kỳ chắc chắn là muốn tách khỏi quan hệ với Trung Quốc (ĐCSTQ), và để Trung Quốc (ĐCSTQ) trả đũa bằng cách không liên hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chờ đã, tại sao Trung Quốc (ĐCSTQ) lại phản đối việc không liên hệ này chứ?”;
“So với những hạn chế của Trung Quốc đối với truyền thông phương Tây thì còn lâu mới bằng”;
“Tại sao Trung Quốc cấm Facebook, Amazon và Google thì không gặp vấn đề gì?”;
“Khi nào thì Bắc Kinh có thể hoàn toàn cho phép tự do báo chí?”;
“Trong nhiều thập niên qua, ĐCSTQ đã sử dụng mọi cách để hạn chế hoạt động của truyền thông nước ngoài, nhưng truyền thông của họ lại được hưởng tự do ở Hoa Kỳ”;
Trong những năm gần đây, chính quyền ĐCSTQ ngày càng áp đặt nhiều hạn chế về thị thực đối với các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc để buộc họ phải tự kiểm duyệt và ngừng chỉ trích chính quyền ĐCSTQ.
Để đối phó với vấn đề này, vào ngày 18/2 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng 5 tổ chức truyền thông thuộc chính quyền ĐCSTQ gồm Tân Hoa xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), công ty xuất bản của China Daily và Công ty phát triển Hải Thiên – nhà xuất bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Hoa Kỳ được công nhận là các cơ quan đại diện cho nước ngoài.
Vào ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa công nhận CCTV, CNS, Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn cầu là các cơ quan đại diện nước ngoài.
Minh Huy
Theo soundofhope.org