Mạn đàm về một chuyện trong “Tây Du Ký”: Thiện ác một niệm định tương lai

09/09/15, 10:45 Cổ Học Tinh Hoa

Hồi thứ 87 trong “Tây Du Ký”: Quận Phụng Tiên khinh trời bị hạn, gặp Ngộ Không cứu thế cầu mưa”, câu chuyện kể về bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh Kinh, trên đường đi ngang qua quận Phụng Tiên, Ngộ Không lên trời cầu mưa để cứu giúp dân lành. Đây không phải là một câu chuyện hư cấu mê tín như người ta vẫn nói, mà là một bài học giáo huấn sâu xa Thần muốn gửi gắm lại cho con người.

ta
Thiên thượng nghiêm túc, lại là từ bi. Những người phạm phải luật trời, nếu như biết sai sửa đổi, thành tâm sám hối, lòng sinh niệm thiện lành, có thể được thiên thượng tha thứ, đồng thời cũng sẽ được phúc báo. Đây là bài học sâu xa được gửi gắm từ câu chuyện quận Phụng Tiên cầu mưa trong Tây Du Ký. (Ảnh từ Internet)

Rất nhiều người đều xem “Tây Du Ký” như là những câu chuyện Thần thoại hư cấu, nhất là với công nghệ kỹ xảo điện ảnh hiện nay, với những màn đánh nhau kịch liệt hoành tráng, đã đem bộ tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng này thành hình thức phim truyền hình ưa nghe thích thấy của mọi người, kích thích thị giác, từ đó đã làm mờ đi nội hàm sâu sắc của yếu tố văn hóa.

Thật ra những điều được giảng trong “Tây Du Ký” chính là câu chuyện tu luyện Phật gia, hình tượng sinh động đã miêu tả các chủng ma nạn mà những người tu hành sẽ gặp phải trên con đường tu luyện thành Phật, cho đến cách hóa giải những ma nạn và tu thành chính quả. Đồng thời trong câu chuyện, còn nói rõ cho con người biết nên làm người như thế nào, làm người tốt ra sao.

Thiện ác hữu báo, quan hệ nhân quả là nguyên lý mà Phật gia tuyên giảng. Trong những câu chuyện Phật gia mấy nghìn năm nay đều đã có ghi chép lại rất nhiều những ví dụ như vậy, làm việc tốt được phúc báo, làm chuyện xấu thì gặp ác báo, đây là điều có thể đã được rất nhiều người chiêm nghiệm.

Nếu như khi nói, một niệm xấu của người ta sẽ mang đến ác vận cho bản thân họ, điều này thông thường mọi người đều không tin, và cũng không muốn thừa nhận. Dẫu cho bạn có không tin, nhưng điều này quả thật là có tồn tại, và sự tồn tại của nó không hề phụ thuộc vào việc bạn có tin hay không.

Con người là anh linh của vạn vật, hết thảy mọi thứ trên đời này đều là để phục vụ cho con người, vậy nên đã làm người thì cần phải chiểu theo tiêu chuẩn hành vi đạo đức của con người để mà hành xử. Nếu không thì sẽ không có tư cách để làm người, chiêu mời ma nạn cho chính mình, thậm chí ngay cả cơ hội làm người cũng sẽ không còn nữa. Có những lúc khi làm việc gì đó, chúng ta rất rõ ràng biết nó đúng hay sai, nhưng cũng có những lúc chúng ta rất hồ đồ, không rõ việc mình làm là sai hay đúng. Trong giao tiếp giữa người với người, đấu tranh lợi ích với nhau, mâu thuẫn các loại, vốn là điều không thể tránh khỏi.

Thật ra trong trao đổi có được có mất giữa các bên với nhau, do chịu sự chi phối của quan hệ nhân quả, rất nhiều sự tình tự nhiên cũng sẽ đạt được cân bằng. Thiếu nợ lẫn nhau giữa người với người, có thể hoàn trả cho nhau. Nhưng nếu như con người mạo phạm thiên thượng, thì làm sao đây? Sẽ nhận trừng phạt như thế nào? Câu chuyện thầy trò Đường Tăng ở quận Phụng Tiên được kể trong “Tây Du Ký”, sẽ nói rõ cho chúng ta về tình huống này.

“Quận Phụng Tiên, ba năm không mưa, dân khổ không tả xiết, là vì quận hầu nơi ấy quát tháo om sòm, xô ngã bàn chay cúng tế, cúng phẩm rơi vãi khắp sàn, chó chạy đến ăn, miệng nói những lời ô uế, mạo phạm trời đất, Thượng Đế trách tội, đã dựng nên núi gạo, núi bột, sợi xích sắt bằng vàng, đợi đến khi ba vật này hoàn toàn đổ ngã, mới cho mưa xuống”. Đọc đến câu chuyện này, có thể có rất nhiều người cảm thấy khó mà lý giải được, đã không có sự xuất hiện của yêu ma quỷ quái, cũng không phải là ma nạn có quan hệ mật thiết với thầy trò Đường Tăng, tác giả viết nên câu chuyện như vậy có ý nghĩa gì? Có người cho rằng, đây chính là tuyên truyền mê tín mà thôi.

Carl Jung trong cuốn “Tập thể vô ý thức và nguyên hình”, từng viết, “Một dân tộc, nếu như đánh mất những câu chuyện Thần thoại của dân tộc mình, bất kể là ở nơi nào, dẫu cho ở trong xã hội văn minh đi nữa, cũng sẽ suy bại về đạo đức”. Như vậy xem ra, câu chuyện thần thoại mà tác giả viết ra, điều được tuyên dương chính là giá trị quan của đạo đức trong văn hóa truyền thống, không phải là mê tín theo cách hiểu sai lệch của con người.

Tại nơi sâu thẳm trong tâm hồn của người Trung Hoa cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới trong suốt hàng nghìn năm nay, vẫn luôn bảo trì sự tôn kính đối với Trời, người dân thường gọi trời là “ông trời”. Ông trời tuy vô hình vô tướng, nhưng không gì là không biết. Trong thời cổ đại Trung Quốc, các bậc Đế Vương sau khi đăng cơ đều phải làm lễ tế trời; vào ngày 15 tháng giêng và đông chí hằng năm, Hoàng Đế đều phải đến đàn làm lễ tế bái trời đất. Quận hầu quận Phụng Tiên tuy là quan thanh liêm, thương dân như con, nhưng đã phạm tội bất kính với trời, nên đã phải chịu sự trừng phạt. Rất nhiều người sẽ kêu oan cho quận hầu, cảm thấy sự trừng phạt mà quận hầu nhận phải có phần ủy khuất, người dân trong quận Phụng Tiên phải chịu họa theo thì lại càng oan uổng hơn. Thực ra chính vì xa rời các giá trị văn hóa truyền thống nên mới có những suy nghĩ này.

Trong lòng con người nếu không có trời, thì người ta sẽ cuồng vọng tự đại, vô pháp vô thiên, nếu như con người đánh mất đi ước thúc tâm pháp của đạo đức thì chuyện xấu xa gì cũng có thể làm ra được. Ở trên thế gian con người, ngoài ước thúc của luật pháp mà con người tự mình định ra, người xưa càng tin vào Thượng Đế, kính sợ Thượng Đế, tuân theo ước thúc của lẽ trời. Người xưa gọi hoàng đế là “Thiên tử”, tức là con trời. Giữa những năm Khang Hy đời nhà Thanh, trong nước phát sinh thiên tai nhân họa, hoàng đế Khang Hy đã tự mình mang gông xiềng để phản tỉnh chính mình, đại xá thiên hạ, tắm gội chay sạch để lễ kính Thần kính Trời. “Chu tụng” trong thi kinh có viết: “bảo toàn mệnh trời, cung kính không thôi”. Điều luật của ông trời, mãi mãi là điều nghiêm túc phi thường, người Trung Quốc thời xưa tin tưởng vững chắc rằng Đấng Phán Xét sau cùng về đạo đức và cuộc sống nơi thế tục chính là trời. Tác giả đã cảm nhận được sự hun đúc của văn hóa truyền thống Trung Hoa một cách sâu sắc, và đã viết nên câu chuyện về quận Phụng Tiên như vậy, nếu như dùng tư tưởng của văn hóa truyền thống để  mà suy xét, người đọc đương nhiên sẽ không dễ dàng lý giả được.

Tôn Ngộ Không không sợ trời, không sợ đất, biết được quận hầu làm chuyện mạo phạm chư Thần, cũng không dám thỉnh cầu trước Ngọc Đế. Nguyên văn trong “Tây Du Ký” có đoạn viết như sau: Hành giả không biết chuyện này là thế nào, quay đầu lại hỏi Thiên sư rằng: “Thế này là sao?”.  Thiên sư đáp: “Tên đó xúc phạm thiên thượng, Ngọc Đế đã dựng ra ba việc này, đợi cho đến khi gà ăn hết núi gạo, chó ăn hết núi bột này, ngọn đèn dầu nung đứt xích sắt này, nơi đó mới được giáng mưa xuống”. Hành giả nghe nói, nét mặt kinh hoàng, không dám khởi tấu nữa. Ra khỏi cung điện, mặt mày đỏ ửng, Tứ Đại Thiên Sư cười nói: “Đại Thánh không cần phải phiền lòng, việc này chỉ cần hành thiện tích đức là có thể hóa giải được. Nếu có một niệm lành, động đến trời xanh, núi gạo núi bột đó tức khắc sẽ tự đổ sụp, xiềng xích cũng sẽ tự đứt ngay. Ngài hãy khuyên y hướng thiện, phúc lành sẽ tự đến thôi”.

Thiên thượng nghiêm túc nhưng cũng lại từ bi. Những người phạm phải luật trời, nếu như biết sai sửa đổi, thành tâm sám hối, lòng sinh niệm thiện lành, có thể được thiên thượng tha thứ, đồng thời cũng sẽ được phúc báo. “Lòng người sinh một niệm, trời đất đều thấu tỏ. Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất tư tâm”.

Quả nhiên, chính vì quận hầu quận Phụng Tiên dẫn toàn dân trong quận thắp hương lễ bái, sám hối tội lỗi, cung kính thiện lành, thành tâm niệm Phật, đã cảm động đến trời. “Núi gạo núi bột được dựng lập tức đổ xuống. Trong nháy mắt, bột gạo đều không còn. Dây xích cũng đã đứt hẳn”. Cuối cùng, quận Phụng Tiên hạn hán lâu ngày cũng có được cơn mưa Cam Lồ đã mong đợi suốt bấy lâu nay.

Ông trời từ bi với con người, chính là vì con người ôm niệm thiện lành, con người phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà chư Thần quy định cho họ, trời sẽ bảo hộ cho người đó; nếu như con người ôm theo tâm niệm tà ác, thì trời sẽ giáng tội xuống con người.

Khoảng hơn hai nghìn năm trước, bạo chúa Nê-rô của đế quốc La Mã cố tình phóng hỏa ở thành La mã, giá họa cho các tín đồ Cơ Đốc giáo, đặt điều vu khống, đem tất cả mọi chuyện xấu xa trong xã hội La Mã thời bấy giờ đổ lên các tín đồ Cơ Đốc giáo, khắp cả nước liền dấy lên cuộc bức hại tàn bạo đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo.

Các tín đồ Cơ Đốc giáo lương thiện bị ném vào đấu trường, bị sư tử đuổi bắt xé xác ăn thịt. Những người La Mã bị đầu độc bởi những lời dối trá, nhìn thấy các tín đồ Cơ Đốc giáo chết trong đau đớn, lại lấy đó làm vui. Những hành vi tà ác, táng tận lương tri như vậy, đã thoát ly rất xa khỏi nhân tính, thoát ly rất ra khỏi chuẩn tắc đạo đức của con người. Ông trời soi xét, khi con người đồng dạng với súc vật, con người sẽ phải đối mặt với sự đào thải. Hành vi tà ác của đế quốc La Mã, cuối cùng đã khiến trời đất phẫn nộ; đế quốc La Mã kia từng huy hoàng chói lọi một thời, ngông cuồng tự đại ở châu Âu, cuối cùng đã bị diệt vong bởi bốn cơn đại dịch.

Tháng 7/1999, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc do Giang Trạch Dân lãnh đạo, đã phát động cuộc vận động bức hại Pháp Luân Công trên quy mô rộng lớn. Trong cuộc vận động chính trị này, tập đoàn họ Giang đã thực hiên hành vi tội ác một cách có mục đích, kế hoạch và trình tự. Giang Trạch Dân từng đập bàn hét lớn rằng trong ba tháng sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công, dùng hết một phần tư tài chính ngân sách của quốc gia, toàn bộ cỗ máy tuyên truyền trong nước và lực lượng vũ trang, sử dụng đầy đủ các thủ đoạn hạ lưu hèn hạ độc ác bậc nhất xưa nay để đàn áp học viên, những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, vốn là nguyên lý phổ quát trên thế gian này.

Bức tranh thể hiện sự tra tấn bức hại tàn ác của đoàn thể cảnh sát đối với nữ học viên Pháp Luân Công. Tất cả mọi thủ đoạn tra tấn đều là đồng thời bức hại cả thể xác lẫn tinh thần, với ý đồ khiến đệ tử Đại Pháp bỏ tu luyện. (Ảnh từ Falunart)

“Những lời thì thầm, trời nghe như sấm; chuyện trong bóng tối, mắt Thần như điện”.

Đối diện vối một tội ác trái với đạo Trời đang xảy ra bên cạnh, chúng ta sẽ ôm giữ niệm đầu gì, là thiện lương bảo vệ chính nghĩa hay là mù quáng vì lợi ích mà trợ giúp che giấu cái ác, vẫn luôn không giấu được trời. “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri”. Một niệm thiện hay không thiện của người ta, tất sẽ mang đến hâu quả khác nhau cho chính bản thân mình.

Thiện ác một niệm định tương lai!

Theo minghui.org

 

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x