Lưu Hiểu Ba – Người Trung Quốc duy nhất được trao giải Nobel Hòa bình đã qua đời

14/07/17, 06:47 Thế giới

Người đứng đầu Ủy Ban Giải Nobel Na Uy chỉ trích “Chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm lớn về cái chết của ông Lưu Hiểu Ba“, nhà hoạt động nhân quyền được trao giải Nobel Hòa bình năm 2010.

Nhiều người mang hoa đến tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba- người Trung Quốc duy nhất đạt giải Nobel ở Hong Kong ngày 13/7
Nhiều người mang hoa đến tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba- người Trung Quốc duy nhất đạt giải Nobel ở Hong Kong ngày 13/7. (Ảnh: Reuters)

AFP dẫn một thông báo ngắn trên website của cơ quan tư pháp chính quyền thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đăng ngày 13/7, ông Lưu bị suy đa tạng và mọi nỗ lực cứu sống ông không mang lại kết quả.

Trước khi được chuyển đến bệnh viện, ông Lưu đang thụ án tù 11 năm kể từ năm 2009 vì tội “kích động lật đổ chính quyền” khi viết và phát tán trên mạng thư kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.

Vợ của ông Lưu bị quản thúc tại gia kể từ năm 2010, bị cách biệt không được nhận những trợ giúp của gia đình và những người ủng hộ, đã được phép đến bệnh viện gặp chồng.

Trước đó, chính phủ một số nước phương Tây bao gồm Đức và Mỹ đã đề nghị Trung Quốc cho phép ông Lưu ra nước ngoài điều trị theo nguyện vọng cá nhân.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã liên tục yêu cầu các quốc gia khác không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của nước này. Giới chức Trung Quốc cũng khẳng định ông Lưu được điều trị bởi các bác sĩ hàng đầu ở trong nước.

Người đứng đầu Ủy Ban Giải Nobel Na Uy, cơ quan trao giải Nobel Hòa Bình, ông Berit Reiss-Andersen cho rằng Bắc Kinh có trách nhiệm lớn về cái chết của ông Lưu.

Chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm lớn về cái chết của ông Lưu. Chúng tôi thấy thật đáng buồn là ông Lưu Hiểu Ba không được chuyển tới nơi mà ông có thể có được sự chăm sóc y tế tốt hơn trước khi bệnh ông trở nên trầm trọng”, ông nói.

Ông Lưu là người đạt giải Nobel Hòa Bình thứ hai qua đời khi đang còn án tù. Người đầu tiên là Carl von Ossietzky, chết vì bệnh lao phổi tại Đức năm 1938 khi đang thụ án tù vì chống chế độ Hitler.

Đối với nhiều người ông Lưu Hiểu Ba là một anh hùng nhưng lại là một kẻ xấu trong con mắt của chính phủ đất nước ông.

Nhà hoạt động chính trị, người được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010, được miêu tả là “biểu tượng quan trọng nhất” cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại Trung Quốc.

Nổi tiếng với những quan điểm chính trị cứng rắn và những chỉ trích đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lưu liên tục vận động cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do hơn.

Một trong những khoảng khắc có tính quyết định làm nên sự nghiệp hoạt động của ông là trong giai đoạn diễn ra vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Là một giáo sư đại học trẻ từ vùng Đông Bắc Trung Quốc đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York, ông Lưu khi đó đã bay về Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên mà sau đó đã bị đàn áp đẫm máu khi giới chức trách điều quân đội tới dập tắt các cuộc biểu tình.

Mặc dù được đề nghị cho đi tị nạn ở Úc, ông đã từ chối và chọn ở lại Trung Quốc. Ông sau đó đã bị bắt trong một cuộc đàn áp của chính phủ và được thả năm 1991.

Sau nhiều lần tù đày, ông Lưu vẫn luôn hy vọng có một nước Trung Quốc dân chủ. “Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng những tiến bị chính trị của Trung Quốc sẽ không ngừng lại và tôi với niềm lạc quan sâu sắc, mong muốn được thấy một đất nước Trung Quốc tự do trong tương lai“, ông nói trong một tuyên bố được đưa ra sau phiên tòa xử ông hồi năm 2009.

Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết“.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x