“Lưỡng hội” của ĐCSTQ được tạm thời quyết định tổ chức vào tháng 5?
“Lưỡng hội” (hai phiên họp) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban đầu dự định tổ chức vào đầu tháng 3, nhưng buộc phải trì hoãn vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Mới đây, có tin tức nói rằng thời gian của “Lưỡng hội” sẽ được ấn định tổ chức vào ngày 10/5, và chính quyền sẽ tuyên bố bỏ phong tỏa vào cuối tháng 4.
Apple Daily của Hồng Kông trích dẫn các nguồn tin của Bắc Kinh nói rằng mặc dù dịch bệnh đang bùng phát trở lại ở các khu vực như Hắc Long Giang, Quảng Đông, nhưng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ vẫn quyết định sẽ tổ chức “Lưỡng hội” toàn quốc, dự tính rằng nếu dịch bệnh không bùng phát trở lại một cách nghiêm trọng, “Lưỡng hội” sẽ được tổ chức vào khoảng ngày 10/5.
Tin tức cho biết, để phù hợp với thời gian của hai phiên họp, thành phố Bắc Kinh sẽ tuyên bố “dỡ bỏ lệnh cấm” vào cuối tháng 4, cụ thể có thể sẽ là ngày 26/4.
Tin tức tiết lộ, ĐCSTQ rất nóng lòng tổ chức “Lưỡng hội”, ngoại trừ các đề tài thảo luận vốn có như cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, sự suy thoái kinh tế, “phong trào phản đối dự luật dẫn độ” của Hồng Kông, còn có sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (viêm phổi ĐCSTQ) vào đầu năm nay đã dẫn đến khủng hoảng chính trị, kinh tế, ngoại giao và xã hội ở Đại lục, tất cả đều khẩn trương thông qua “quyết sách thảo luận” của 2 phiên họp.
Ngoài ra, gần đây một số nhà bất đồng chính kiến ở Bắc Kinh đang bị Văn phòng Công an thành phố Bắc Kinh “chào hỏi”, bảo họ chuẩn bị “rời khỏi Bắc Kinh, ra ngoài một thời gian”.
Trước đây, Minh Báo của Hồng Kông từng đưa tin, có tin tức nói rằng “Lưỡng hội có thể sẽ được tổ chức vào tháng 5”. Thậm chí có tin tức còn nói rằng Bắc Kinh muốn đợi đến “Lưỡng hội” mới “bỏ phong tỏa”. Tuy nhiên, bài báo cho rằng thời gian trên cũng không đáng tin lắm, và chỉ ra 4 nhân tố:
Một là, người tham dự “hai phiên họp” có tới gần 10.000 người, trong đó có gần 6.000 ủy viên đại biểu, họ đến từ khắp cản nước, độ khó để phòng dịch là rất cao.
Hai là, ngay cả Hội chợ Canton có quy mô tương tự đã đổi sang tổ chức trực tuyến, cũng phải hoãn đến tháng 6, sẽ rất khó để tổ chức “Lưỡng hội” vào tháng 5.
Ba là, “Lưỡng hội” năm nay cũng không có vấn đề cấp bách.
Bốn là, có người nghi ngờ rằng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hiện tại của Bắc Kinh là để cố gắng hạn chế người bên ngoài vào Bắc Kinh, mượn cơ hội này để giảm bớt quy mô nhân khẩu ở Bắc Kinh, giảm các ngành công nghiệp cấp thấp, các biện pháp hạn chế này có thể sẽ lâu dài.
Ngày 17/2, ĐCSTQ chính thức quyết định hoãn tổ chức hai phiên họp “Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc” và “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc” vào tháng 3. Kể từ khi ĐCSTQ thành lập chế độ “Lưỡng hội” được tổ chức định kỳ vào năm 1995, đây là lần đầu tiên nó bị hoãn lại. Ngay cả khi bùng phát dịch SARS năm 2003, đại hội cũng đã được tiến hành như thường lệ.
Trước đây, có tin tức nói rằng Tập Cận Bình vốn không muốn hoãn lại, dù sao “Lưỡng hội” cũng là “sự kiện sinh hoạt chính trị” hàng năm của đất nước, lần đầu tiên trì hoãn vì dịch bệnh, đây là một ghi chép không vẻ vang gì lắm.
Tuy nhiên, đến khi dịch bệnh thực sự rất hung mãnh, Bắc Kinh, một nơi có hàng vạn người tụ tập, có nguy hiểm rất cao. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kiên quyết yêu cầu trì hoãn, để ứng phó với sự thay đổi của dịch bệnh.
Ngoài ra, quan chức các cấp của ĐCSTQ đã sứt đầu mẻ trán vì chống dịch, thực sự không thể nào bận tâm để chuẩn bị cho Lưỡng hội, bởi vậy, đa số Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương cũng tán thành trì hoãn thời gian hai phiên họp. Cuối cùng ông Tập cũng nhượng bộ trì hoãn.
Bởi vì ĐCSTQ che giấu sự thật khiến cho viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn cầu, ĐCSTQ từng ra lệnh phải canh phòng nghiêm ngặt, cố thủ bảo vệ Bắc Kinh.
Ngày 23/2, ĐCSTQ đã tổ chức một hội nghị công tác phòng chống dịch bệnh cấp tối cao, Tập Cận Bình hạ lệnh cố thủ Bắc Kinh, kiên quyết ngăn chặn người nhiễm bệnh đi vào Bắc Kinh.
Ngày 5/4, Từ Hòa Kiến, Phó bộ trưởng Bộ tuyên truyền thành phố Bắc Kinh, Chủ nhiệm văn phòng tin tức, đã phát biểu trong một cuộc họp báo về dịch bệnh, nói rằng việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở thủ đô không thể chấm dứt hoàn toàn trong thời gian ngắn, phải “cố thủ, phòng ngừa nghiêm ngặt”.
Gia Hưng (Theo Epoch Times)