Luật An ninh Quốc gia: “Tường lửa internet” có thể sẽ sớm xuất hiện ở Hồng Kông

11/07/20, 15:35 Thế giới

Theo quy định của Luật An ninh Quốc gia, những người cung cấp thông tin hoặc các nhà mạng sẽ phải xóa các thông tin gây “nguy hại cho đất nước” nếu được cảnh sát Hồng Kông yêu cầu. Cộng đồng công nghệ thông tin Hồng Kông đang lo lắng rằng, “tường lửa internet” rất có thể sẽ sớm xuất hiện ở Hồng Kông.

Sau khi “Luật An ninh quốc gia Hồng Kông” được bổ sung ,giới công nghệ thông tin HK lo lắng rằng, “tường lửa internet” rất có thể sẽ sớm xuất hiện ở Hồng Kông. (Ảnh: Twitter)

“Luật An ninh quốc gia Hồng Kông” gần đây đã bổ sung một loạt các quy tắc thực hiện mà không cần trưng cầu ý kiến. Một số điều khoản đã làm chấn động giới khoa học kỹ thuật thông tin và truyền thông.

Các quy tắc thực thi quy định rằng, Cục trưởng Cục An ninh Hồng Kông có thể ủy quyền cho cảnh sát, yêu cầu những người đăng các thông tin hoặc nội dung gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và các nhà cung cấp dịch vụ mạng có liên quan phải xóa nội dung có liên quan, thậm chí hạn chế hoặc ngăn chặn bất kỳ ai kết nối với nền tảng mạng xã hội có liên quan đến nội dung đó. 

Nếu làm trái, cảnh sát có thể nộp đơn lên thẩm phán để có lệnh buộc dỡ bỏ các thông tin liên quan và ủy quyền cho cảnh sát yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp hồ sơ nhận dạng hoặc hỗ trợ giải mã người đã đăng nội dung đó. Người vi phạm có thể bị phạt 100.000 đô la Hồng Kông hoặc thậm chí bỏ tù.

Không khó để thiết lập tường lửa internet ở Hồng Kông

Nhiều người cho rằng động thái này không khác gì với việc kiểm soát thông tin trực tuyến của chính phủ Trung Quốc ở Trung Quốc đại lục. 

Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Công nghệ thông tin Hồng Kông Phương Bảo Kiều (Francis Fong) vào ngày 8/7 bày tỏ rằng, cái gọi là “bức tường lửa” cho đến thời điểm này vẫn chưa xuất hiện ở Hồng Kông, các trang web và doanh nghiệp khoa học kỹ thuật vẫn chưa tiến hành tự kiểm duyệt chính mình.

Tuy nhiên ông cho rằng, kỹ thuật kiểm soát internet cũng không khó thực hiện, và rất khó để đảm bảo liệu “bức tường lửa” được thiết lập ở Trung Quốc Đại lục có xuất hiện ở Hồng Kông trong tương lai gần hay không?

Nhiều người cho rằng động thái này không khác gì với việc kiểm soát thông tin trực tuyến của chính phủ Trung Quốc ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Twitter)

Phương Bảo Kiều nói: “Đây dường như là cách làm cuối cùng. Bạn thấy rằng nhiều công ty mạng của Mỹ sẽ không lập tức cung cấp thông tin người dùng cho cảnh sát, bởi vì phải theo dõi sự việc tiếp theo như thế nào rồi mới quyết định. 

Xây dựng tường lửa là điều có thể làm được, chỉ cần liên hệ với các nhà mạng và yêu cầu họ xây dựng tường lửa hoặc chính phủ có thể mua tường lửa và đặt nó để kiểm soát quyền truy cập thông tin của bạn. Điều này có thể thực hiện được. Hồng Kông cũng chỉ có vài chục nhà cung cấp mạng. Nếu thực sự muốn làm, điều đó thực sự không có gì khó.”

Phương Bảo Kiều cho rằng, mối quan tâm lớn nhất đối với các công ty có vốn nước ngoài là một khi tài liệu thông tin được gửi đến cảnh sát Hồng Kông, nếu người nước ngoài có liên quan, họ có thể sẽ vi phạm luật pháp của quốc gia khác, bao gồm quy định “đảm bảo dữ liệu thông dụng” của Liên minh châu Âu. Ông đoán rằng, trong trường hợp xấu nhất sẽ không loại trừ khả năng các công ty có vốn nước ngoài sẽ rút lui khỏi Hồng Kông.

Ông còn nói: “Nếu những công ty đó cảm thấy muốn tiếp tục kinh doanh ở Hồng Kông thì họ phải tìm biện pháp, hoặc lựa chọn thực sự rời đi. Ứng dụng TikTok (Phiên bản TikTok ở nước ngoài) rút nhanh như vậy cũng có liên quan đến Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông. Phản ứng của các công ty quốc tế khác mạnh mẽ như thế, cũng là cân nhắc đến việc có vi phạm luật pháp của các quốc gia khác hay không.”

Vào ngày 7/7, Mạc Nãi Quang (Charles Mok), nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc giới khoa học kỹ thuật thông tin Hồng Kông cũng đã đặt câu hỏi rằng, cảnh sát có yêu cầu các nhà cung cấp lọc các trang web hay không, ông lo rằng những dịch vụ của ngành này cuối cùng sẽ bị đóng cửa ở Hồng Kông vì bị áp lực.

Mạc Nãi Quang nói thêm: “Không chỉ các nhà cung cấp nền tảng bị ảnh hưởng, mà cả các trung gian như nhà cung cấp Internet và các công ty điện thoại di động cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như đụng phải một tin tức ngoài miền, nhà cung cấp nền tảng khó mà dỡ bỏ đi được, rất khó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nhà dịch vụ trung gian cùng các công ty Internet khác giúp lọc thông tin để đảm bảo chắc chắn rằng người dùng không thể truy cập vào trang web đó.”

Truyền thông Internet và các nền tảng xã hội như Facebook, WhatsApp, Telegram và Google, v.v. mấy ngày trước đã bày tỏ sẽ tạm ngưng việc xử lý yêu cầu thu thập dữ liệu người dùng từ chính phủ Hồng Kông. Ngoài ra ứng dụng Tik Tok (phiên bản ở nước ngoài), nói rằng họ sẽ rút khỏi thị trường Hồng Kông trong vài ngày tới.

Công ty Apple cho biết họ chưa nhận được yêu cầu trực tiếp từ chính phủ Hồng Kông liên quan đến nội dung người dùng. Tuy nhiên, công ty yêu cầu các bộ phận liên quan ở Hồng Kông nộp đơn đệ trình căn cứ theo Hiệp ước Tương trợ Pháp luật được ký giữa Hoa Kỳ và Hồng Kông.

Truyền thông Internet và các nền tảng xã hội như Facebook, WhatsApp, Telegram và Google, v.v. cho biết sẽ tạm ngưng xử lý yêu cầu thu thập dữ liệu người dùng từ chính phủ Hồng Kông. (Ảnh: Twiitter)

Truyền thông ở Hồng Kông và nước ngoài cũng đối mặt với mối đe dọa cưỡng chế xóa thông tin

Ngoài ngành khoa học kỹ thuật thông tin ra thì các phương tiện truyền thông cũng có nguy cơ trở thành một khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo quy định của Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. 

Ngoài lo lắng về việc liệu các cuộc phỏng vấn nhạy cảm có thể được thực hiện hay không, họ còn lo lắng rằng một khi cảnh sát yêu cầu giới truyền thông cung cấp các tài liệu liên quan, họ cũng có thể làm trái các yêu cầu của phương tiện truyền thông đối với việc bảo mật các cuộc phỏng vấn.

Dương Kiện Hưng, Chủ tịch Hội Nhà báo Hồng Kông vào ngày 8/7 đã nói rằng, theo ông hiểu thì chính quyền có quyền yêu cầu như vậy.

Xóa các bài viết được tải lên bởi các phương tiện truyền thông trên Internet, v.v. không loại trừ sẽ ảnh hưởng đến tình hình chung.

Dương Kiện Hưng cho biết: “Bây giờ quy tắc này chủ yếu nhằm vào nội dung, không phải cho toàn bộ nền tảng hoặc phương tiện truyền thông trực tuyến. Nhưng nếu phát triển tiếp nữa thì các điều khoản mới sẽ tiếp tục xuất hiện, thậm chí là hạn chế hoạt động tổng thể của một số phương tiện trực tuyến? Đây là điều không thể loại trừ.”

Ông lo lắng rằng, trong bóng đen của Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, các nhà báo và cơ quan truyền thông sẽ tăng cường tự kiểm duyệt trong tương lai.

Thảo Nguyên (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x