Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nên tai họa

27/08/16, 09:55 Cổ Học Tinh Hoa

Lời đồn đại giật gân sẽ gây ra tai hại, lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến người ta tin là sự thật. Vậy nên, những tuyên truyền vu khống cứ vậy mà lấn tới dối gạt người. Hai câu chuyện xưa dưới đây là bài học ý nghĩa cho con người ngày nay.

2012060116585419349
Bàng Thông lại hỏi tiếp: “Nếu có ba người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương nói: “Ta đương nhiên sẽ tin”. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ nhất: Tam nhân thành Hổ

Thời đại Chiến Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều nước nhỏ. Giữa các nước này thường xảy ra chiến tranh bởi tranh chấp lãnh thổ, xã hội bấp bênh.

Trong “Chiến Quốc sách – Ngụy sách” có ghi chép một câu chuyện như sau:

Đại thần Ngụy quốc là Bàng Thông, được vua Ngụy ủy thác theo thái tử sang làm con tin tại nước Triệu. Bàng Thông vốn tài giỏi, lại được vua trọng dụng, nên trong triều có nhiều người ganh ghét.

Trước khi lên đường, Bàng Thông tới hỏi vua rằng: “Tâu Đại Vương, nếu có một người nói trên đường phố có hổ, liệu đại vương có tin không?”.

Ngụy Vương liền trả lời ngay: “Ta không tin”. Bàng Thông lại hỏi: “Nếu có hai người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương đáp: “Ta cũng nửa tin nửa ngờ”. Bàng Thông lại hỏi tiếp:Nếu có ba người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương nói: “Ta đương nhiên sẽ tin”.

Nghe Ngụy Vương nói vậy, Bàng Thông thở dài nói: “Kỳ thực trên đường phố không có hổ, đây là điều bịa đặt mà thôi. Nhưng cả ba người đều nói là có hổ mà đại vương đã tin ngay. Nay hạ thần cùng thái tử đi sang nước Triệu, không được hầu hạ bên cạnh đại vương, nếu sau này có người nói xấu hạ thần, hy vọng Đại Vương hãy cân nhắc kỹ lời nói của họ”.

Ngụy Vương nghe vậy thì nói: “Ta biết”.

Bàng Thông sang nước Triệu được ít lâu, quả nhiên có người đến nói xấu ông trước mặt Ngụy vương. Mới đầu nhà vua không tin, nhưng khi số người đến nói cứ nhiều lên, nên nhà vua cũng tin là có thực. Đến khi Bành Thông về nước, nhà vua không còn tin dùng ông nữa, thậm chí còn không triệu gặp ông.

Từ đó, người đời truyền nhau nghe câu chuyện xưa này, và cũng từ đó có câu thành ngữ “Ba người thành hổ”.

Câu chuyện thứ 2: Tăng Sâm giết người

0-1-768x578
Tăng Sâm có phẩm chất đoan chính, nổi tiếng là hiếu tử. (Ảnh: Internet)

Thời Thời Xuân Thu có một học giả tên là Tăng Sâm, ông từng là học trò xuất sắc của Khổng Tử, phẩm chất đoan chính, nổi tiếng là hiếu tử.

Người đời sau liệt ông vào danh sách “Nhị thập tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.

Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi. Một lần, Tăng Sâm có việc ra ngoài chưa về, vừa vặn có một người cùng tên Tăng Sâm bị bắt bởi tội giết người.

Hàng xóm hớt hải chạy tới báo tin cho mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”.  Mẹ của Tăng Sâm rất hiểu con mình, tin chắc rằng Tăng Sâm không thể là kẻ giết người, cho nên tiếp tục dệt vải, nói “Con trai ta không giết người”. Một lát sau, có người thứ hai chạy tới nói: “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm có chút nghi ngờ, nhưng vẫn không tin con mình giết người, vẫn tiếp tục ung dung dệt vải. Thêm một lúc nữa, có người thứ 3 chạy tới lại nói: “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm bắt đầu thấy sợ hãi, vội vàng vứt khung vải, trèo qua tường chạy trốn.

374721_260010
Sau khi ba lần có người đến báo Tăng Sâm giết người, mẹ ông cũng không còn giữ được bình tĩnh. (Ảnh: Internet)

Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Nhưng có tới 3 người chạy tới nói “Tăng Sâm giết người”, khiến mẹ ông có muốn không tin cũng không được, vậy mới biết lời đồn đại đáng sợ đến mức nào.

Về sau, “Tăng Sâm giết người” được dùng để so sánh với lời đồn đại đáng sợ hoặc lời vu oan giá họa.

Sau này, còn có người không chút ngượng ngùng mà ngang nhiên nói: “Lời nói dối nhắc đi nhắc lại một ngàn lần sẽ trở thành chân lý”.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh ghê gớm. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta sẽ tưởng như là sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” như vậy vẫn thường xảy ra.

Vậy nên, khi người ta vì bị lời nói dối gạt người tẩy não, chỉ có một cách duy nhất, đó là tận lực phơi bày dối trá, giảng rõ sự thật.

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x