Lợi dụng thời điểm chính quyền Trump bận rộn bầu cử, Trung Quốc bày binh chèn ép Biển Đông
Trong khi chính quyền Tổng thống Trump đang bận xử lý những nghi vấn về gian lận bầu cử tại nhiều tiểu bang, Trung Quốc lại vừa có thêm động thái tiềm ẩn rủi ro: Giới thiệu dự luật trao quyền sử dụng vũ khí cho các tàu hải cảnh của nước này ở Biển Đông.
Tính cho đến thời điểm hiện tại mặc dù các hãng truyền thông lớn của Mỹ đều công bố ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc đua và Nhà Trắng, nhưng kết quả xác nhận chính thức vẫn chưa được công bố. Và tất nhiên hành động vội vã của các hãng tin này không có tính chất quyết định.
Trong khi đó, chính quyền Trump đã bắt đầu khởi kiện tại nhiều bang, với nhiều bằng chứng cho thấy nhiều khả năng gian lận bầu cử. Điển hình như việc xuất hiện 13.000 phiếu bầu không rõ nguồn gốc bầu 100% cho Joe Biden. Tất cả những lá phiếu này đều đến sau Ngày Bầu cử 3/11 và đều là phiếu bầu qua thư. Ngoài ra, các quan sát viên pháp lý của đảng Cộng hòa đều không được phép tiếp cận và giám sát quá trình kiểm đếm phiếu bầu.
Tổng thống Trump xác nhận, từ ngày 9/11, chiến dịch của ông sẽ bắt đầu khởi tố các vụ gian lận tại tòa để đảm bảo luật bầu cử được tuân thủ đầy đủ và người chiến thắng hợp pháp được xác định. Và tất nhiên chiến dịch sẽ yêu cầu đếm tất cả các lá phiếu hợp pháp và sẽ không tính bất kỳ lá phiếu bất hợp pháp nào.
Về phần Trung Quốc, chính phủ nước này có thể nói là không rời mắt khỏi cuộc bầu cử dù chỉ một giây và chú ý đến mọi ‘gió động cỏ lay’ ở Mỹ. Tận dụng tình hình xáo trộn cũng như các dấu hiệu bê bối gian lận, hôm qua 5/11, Đài NHK của Nhật bản đưa tin, Quốc hội Trung Quốc đã giới thiệu bản dự thảo sửa đổi luật dành cho lực lượng hải cảnh của nước này. Trong đó, điểm nổi bật là hải cảnh Trung Quốc có quyền xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng hỏa lực nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền.
Hôm 5/11, Tiến sĩ Swee Lean Collin Koh – chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore, nhận định: “Cách đây không lâu, Trung Quốc đã sửa đổi luật phòng thủ quốc gia. Luật mới cho phép Bắc Kinh triển khai lực lượng vũ trang ở nước ngoài để bảo vệ điều mà Trung Quốc xem là lợi ích quốc gia”.
“Giờ đây, Trung Quốc tiếp tục sửa luật để cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ lực trên biển. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang muốn tiến thêm một bước trong việc sử dụng ‘sức mạnh cơ bắp’ để đảm bảo điều mà họ xem là lợi ích của Trung Quốc”, ông Collin nói.
Theo thông lệ bình thường, tàu hải cảnh, tuần duyên phi vũ trang sẽ giải quyết các vấn đề liên quan các tàu phi vũ trang. Tuy nhiên, dự luật mới mà Bắc Kinh đặt ra sẽ thay đổi thông lệ đó và mở đường quân sự hóa tất cả các tàu hải cảnh, tuần duyên.
Được biết, chính quyền Tổng thống Trump từng bác bỏ gần như toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bao gồm cái gọi là “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh từng đưa ra năm 2009; bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư chính của Việt Nam. Mỹ cũng không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, chính quyền Nhà Trắng đang bận rộn với mùa bầu cử kéo dài, cùng việc xử lý các bê bối về gian lận bầu cử và khó có thể phân tâm để ý nhiều hơn đến vấn đề Biển Đông, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Thiện Thành (t/h)
Theo japantimes.co.jp